Những điều mẹ bầu cần ghi nhớ khi mang thai lần 2
Mỗi lần mang thai, mẹ bầu đều có những trải nghiệm mới. Ở lần mang bầu thứ 2, chị em càng phải quan tâm đến các vấn đề sức khỏe hơn nữa để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.
1. Khoảng cách sinh con thế nào là phù hợp?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng cách giữa các lần sinh nở thường là 2 năm. Đây là con số thích hợp để đủ thời gian cho mẹ phục hồi hoàn toàn về thể trạng, sức khỏe sau sinh.
Việc chờ đợi con bước sang tuổi thứ 3, mẹ mới có thai cũng là cách để bé thứ nhất trưởng thành. Khi đó con có thể tự lập, không quá phụ thuộc vào cha mẹ. Đồng thời ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu có ý thức hơn. Con sẽ nhận biết được rằng mình sắp có em, mình cần yêu thương và bảo vệ em mình. Ngoài ra, khi bé lớn hơn chút, mẹ có thể nhờ cậy con một số việc đơn giản như chơi cùng em, cầm cho em bình sữa... trong lúc mẹ bận bịu.
Tuy nhiên, nếu chẳng may có thai khi bé thứ nhất chưa được 2 tuổi, mẹ nên biết cách làm công tác tư tưởng với trẻ đầu để bé không thấy tủi thân và không ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm. Ngoài ra mẹ cần quan tâm chăm sóc hơn nữa đến sức khỏe của bản thân.
2. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Đối với việc mẹ bầu mang thai lần 2 thì yếu tố sức khỏe luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu. Lần mang thai này mẹ sẽ mệt mỏi hơn, do vừa phải chăm con thứ nhất lại phải đối mặt với những triệu chứng thường thấy trong thai kỳ như ốm nghén...
Vì vậy các bác sĩ khuyên chị em mang thai con rạ cần khám sức khỏe định kỳ. Khi đảm bảo một sức khỏe tốt và tinh thần sẵn sàng để có em bé thứ hai, mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh. Do đó, việc theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.
3. Tiêm phòng đầy đủ khi mang thai lần 2
Nhiều mẹ chủ quan nghĩ rằng mình đã tiêm phòng khi mang thai lần 1 thì không cần thiết phải tiêm phòng khi mang thai lần 2. Điều này hoàn toàn sai lầm. Tiêm phòng lần 2 cũng quan trọng chẳng kém cạnh so với lần 1.
Lịch tiêm vắc xin cho mẹ bầu mang thai lần 2 như sau:
- Nếu là mang thai lần 2 mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván, thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.
- Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
- Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 - 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm nhắc lại thêm một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
- Nếu thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.
4. Sinh thường lần 2 có đúng ngày dự sinh không?
Theo các bác sĩ phụ sản có kinh nghiệm, sinh con lần thứ 2 thường sớm hơn sinh con lần thứ nhất so với ngày dự sinh khoảng 1 tuần. Vì vậy, người mẹ cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục cũng như tâm lý và vật dụng cá nhân sẵn sàng cho việc chuyển dạ bất cứ lúc nào ít nhất 2 tuần trước ngày dự sinh.
5. Thời gian chuyển dạ ngắn hơn
Đa phần thời gian chuyển dạ trong lần sinh thường thứ 2 ngắn hơn một nửa so với lần thứ nhất. Như vậy mẹ cũng đỡ phải chịu đau đớn hơn.
6. Vòng bụng lớn, bụng bầu thấp
Vòng bụng lần mang thai thứ 2 thường lớn hơn, bụng bầu thấp hơn nguyên nhân do sinh nở lần 1 chưa co lại hoàn toàn khiến cho thành bụng không thể nâng đỡ được tử cung tốt như khi mang thai lần đầu.
7. Tiểu khó kiểm soát
Mẹ mang thai lần thứ 2 có các triệu chứng như đi vệ sinh nhiều hơn, khó kiểm soát hơn nếu thai lớn.
8. Dễ tăng cân hơn
Theo các bác sĩ, lần mang thai thứ 2 mẹ bầu có thể tăng cân nhanh hơn, sớm hơn nên cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng mẹ càng tăng cân con càng khỏe. Thực tế, nếu chế độ dinh dưỡng sai cách sẽ chỉ vào mẹ mà không vào con. Do đó, mẹ cần biết cách cân bằng cách dưỡng chất khi nạp vào cơ thể nhé.
9. Sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn hay không?
Có nhiều mẹ cho biết, sinh thường lần thứ 2, mẹ cảm thấy dễ sinh hơn hẳn. Có thể là do cổ tử cung của mẹ đã giãn nở một lần nên giãn ra dễ dàng hơn.
Vì vậy, mẹ sinh thường lần hai có thể sinh con dễ dàng không cần rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, không phải ai cũng không cần rạch tầng sinh môn. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của người mẹ.
10. Nguy cơ biến chứng sau sinh
Mẹ sau sinh lần thứ 2 có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn lần 1 nếu đã có tiền sử hoặc nguy cơ từ lần mang thai và sinh con trước như sinh non, dọa sinh non, tiền sản giật, vỡ nhau thai, xuất huyết, béo phì, tiểu đường…
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...