Kiêng tắm sát lúc giao thừa

Theo lương y Nguyễn Bá Toàn, với thời tiết lạnh giá của mùa đông thì việc tắm quá khuya có thể khiến thai phụ bị cảm. Do đó, bà bầu không nên tắm quá khuya để đảm bảo sức khỏe.

Không nên đến đám ma

Bà bầu không nên đến đám ma, đám cưới vì đến chỗ đông người rất dễ lây dịch bệnh. Do đó, bà bầu nên giữ cho em bé luôn yên tĩnh, để khi sinh nở.

Không đi xông nhà lúc nửa đêm hoặc sáng sớm

Quan niệm bà bầu không nên đi xông nhà, chúc Tết lúc nửa đêm hoặc sáng sớm là hoàn toàn khoa học. Vì bà bầu sức khỏe yếu, đi xông nhà vào nửa đêm hoặc sáng sớm dễ bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, theo dân gian, người Việt có câu “chửa đẻ cửa mả” là không hay và không may nên bà bầu cần đặc biệt giữ gìn.

Kiêng cãi lộn, khóc lóc

Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai nếu cãi lộn, khóc lóc sẽ bị kích động mạnh, tâm trạng buồn chán nhiều... sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Không uống rượu bia

Thai phụ tuyệt đối không được sử dụng, vì việc uống rượu bia, thức uống có cồn trong giai đoạn mang thai rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, làm tăng nguy cơ sẩy thai….

Không ăn đồ sống như gỏi, rau sống

Hệ miễn dịch của thai phụ thường kém hơn người bình thường nên rất dễ bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy khi ăn đồ sống như gỏi hoặc rau sống….

Không ăn nhiều dưa cà muối

Nếu thai phụ ăn nhiều dưa, cà muối trong ngày Tết thường bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Không ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chế biến sẵn và các món nhiều dầu mỡ như lạp xưởng, thịt đông, giò thủ, bánh chưng… nên ăn vừa phải vì sẽ khiến thai phụ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Không ăn quá nhiều bánh kẹo

Các loại bánh kẹo, trái cây sấy khô, mứt trái cây… thai phụ nên sử dụng những loại có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh.

Không ăn đồ ngọt, nước ngọt

Những thực phẩm này chứa nhiều đường, có thể làm tăng đường huyết và thai phụ dễ bị đái tháo đường.