Những điều cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi trong mùa dịch
Trong thời điểm dịch bệnh diễn ra căng thẳng, các bậc phụ huynh nên chăm sóc trẻ thật cẩn thận để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong đó có Covid-19. Một trong những cách tăng cường sức đề kháng cho bé đó là xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và đầy đủ chất. Đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
Cho trẻ bú mẹ đầy đủ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài cung cấp các chất mà dinh dưỡng trẻ cần trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng, bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất.
Ăn dặm đủ chất
Trong giai đoạn trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi, trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ và ăn thức ăn bổ sung. Thực đơn ăn dặm của trẻ cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Cụ thể: nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc); nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...); nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật); nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi...).
Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3
Đó là cá và các loại hải sản. Cá nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 3 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày. Ngoài ra, các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng
Cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ tiêu hóa tốt như các loại các loại rau củ, quả chứa nhiều vitamin A C, E. Tăng cường thực phẩm giàu kẽm giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt, tăng cường hệ miễn dịch…
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Ăn chín, uống sôi. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín. Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ.
Ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng tốt, cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên vận động và ngủ đủ giấc để trẻ luôn khỏe mạnh và có sức đề kháng phòng bệnh trong mùa dịch.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...