Những điều cần biết về tác dụng của Omega 3 cho sức khỏe của bạn
1. Omega 3 là gì?
Omega 3 là một loại axit béo không no và là thành phần vô cùng thiết yếu cho cơ thể. Có nhiều loại axit béo Omega 3, trong đó 3 loại phổ biến nhất là Eicosapentaenoic axit (EPA), Docosahexaenoic (DHA) và Alpha lipoic acid (ALA).
Khi vào cơ thể, ALA sẽ chuyển hóa thành EPA và DHA. EPA trong cơ thể được xem là axit béo thiết yếu có chức năng thanh lọc máu. EPA trong cơ thể được xem là axit béo thiết yếu. Axit này sẽ chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng như Prostaglandin, Leucotrien.
Prostagladin có tác dụng ức chế sự đông vón tiểu cầu, giảm và phòng ngừa hình thành huyết khối, đồng thời có thể giảm cholesterol, triglyceride, làm giảm độ nhớt dính khiến máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
Ngược lại, DHA đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định trí thông minh và thị lực của con người. DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ. Nó có chức năng hình thành các tế bào não, màng tế bào thần kinh và gần 60% các tế bào võng mạc. Ngoài ra, DHA còn tác động đến độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp việc truyền tải thông tin được nhanh và chính xác.
2. Những tác dụng không ngờ của Omega 3
Có thể nói, việc bổ sung axit béo Omega 3 là việc chăm sóc cho bản thân một cách tuyệt vời. Axit béo Omega 3 là loại axit béo không no kỳ diệu, nó có nhiều tác dụng tích cực với cơ thể.
Loại axit béo này ngoài việc mang đến những lợi ích không ngờ cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh tật, chúng còn có nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên khác. Sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng của Omega 3.
2.1. Tác dụng của Omega 3 đối với sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới tác dụng của Omega 3 được thể hiện ở hầu hết các mặt. Omega 3 mang nhiều lợi ích trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện tuần hoàn máu.
Đã có một số công trình nghiên cứu chứng tỏ thành phần DHA có trong Omega 3 có chức năng làm giảm lượng triglycerid trong máu, giảm loạn nhịp tim. Đồng thời thành phần này còn giảm tỷ lệ bệnh động mạch vành, giảm chứng nhồi máu cơ tim.
Hơn thế nữa Omega 3 còn giúp cải thiện các bệnh liên quan đến chức năng não như giảm khả năng mắc chứng alzheimer (chứng mất trí nhớ ở người già), giảm thiểu rối loạn hành vi, giúp tăng cường khả năng tập trung.
Thêm một công dụng của Omega 3 đối với sức khỏe được nhiều người biết đến đó là tăng cường thị lực. Omega 3 giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng – một trong những nguyên nhân gây suy yếu thị lực, nguy hiểm hơn còn dẫn đến mù mắt. Những người có tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa Omega 3 để bảo vệ cho đôi mắt của mình.
Ở một số loại thực phẩm chức năng dạng viên nang dầu, Omega 3 kết hợp với một số thành phần khác còn có chức năng chống trầm cảm, các bệnh về viêm khớp, vảy nến và thậm chí cả bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó EPA và DHA có trong Omega 3 còn giúp cải thiện sức khỏe xương bằng cách tăng lượng canxi trong xương, giảm nguy cơ loãng xương hiệu quả. Giúp chống viêm khớp.
2.2. Tác dụng của Omega 3 đối với làn da
Tác dụng của Omega 3 đối với phụ nữ trong việc làm đẹp luôn là vấn đề được các chị em quan tâm. Bên cạnh những tác dụng với sức khỏe, Omega 3 còn có nhiều công dụng đối với làn da của phụ nữ.
Đối với phụ nữ, làn da là nhân tố quan trọng quyết định vẻ đẹp của bản thân. Một làn da khỏe, mịn màng, không vết nhăn sẽ là điểm nhấn thu hút ánh nhìn của người đối diện. Do đó các chị em phụ nữ thường hay tìm cách cải thiện làn da của mình thông qua việc sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên đây chỉ là cách khắc phục từ bên ngoài. Muốn có làn da khỏe mạnh, cơ thể phải được chăm sóc từ sâu bên trong.
Theo các nhà khoa học, lời khuyên cho làn da của chị em phụ nữ là sử dụng các nguồn thực phẩm có chứa axit béo Omega 3. Loại axit này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện cấu trúc da, đặc biệt là tầng sừng.
Omega 3 cung cấp một lượng chất béo cần thiết, bôi trơn các lớp biểu bì, ngăn ngừa hiện tượng mất nước giữa các lớp da, từ đó giúp bạn có một làn da mềm mại, mịn màng, tươi trẻ.
DHA có chức năng cấu tạo da và tăng cường sức khỏe của màng tế bào. Khi các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh, được chăm sóc chu đáo sẽ mang đến cho bạn một làn da khỏe mạnh, săn chắc, không nếp nhăn và không bị khô ráp.
Bên cạnh đó EPA có trong Omega 3 sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn dưới tác động của tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Từ đó lớp collagen trong da của bạn sẽ được bảo vệ, giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Đồng bảo vệ da trước các tác nhân gây hại, ngăn chặn nguy cơ gây ung thư da.
Ngoài ra EPA còn có chức năng kiểm soát lượng dầu trên da giúp ngăn ngừa mụn, giữ ẩm và khắc phục tình trạng khô da. Khi da được cung cấp lượng dầu đầy đủ nó sẽ trở nên mềm mịn và căng bóng hơn. Giúp da bạn trở nên hồng hào và tươi trẻ.
2.3. Tác dụng của Omega 3 đối với trẻ em
Sẽ thật là thiếu xót nếu không bổ sung cho trẻ axit béo Omega 3 ngay từ khi còn là một thai nhi và khi còn là một đứa trẻ. Omega 3 có tác dụng rất lớn trong việc hình thành hệ thống thần kinh của trẻ từ trong bào thai, giúp xây dựng hệ thống neron thần kinh. Vì vậy Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới, các bà mẹ thường bổ sung cho con mình Omega 3 từ khi còn nhỏ.
Trong Omega 3 có chứa thành phần DHA và EPA. Hai thành phần này rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống thần kinh và thị lực ở trẻ. Việc bổ sung DHA và EPA sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm các bệnh như: hen suyễn, dị ứng, khả năng tự kỷ và bại não, làm giảm khả năng bị tăng động…
Theo nghiên cứu, những trẻ em được bổ sung Omega 3 từ giai đoạn thai nhi sẽ có thị lực tốt hơn và thông minh hơn những trẻ khác. Những trẻ được bổ sung Omega 3 còn có điểm nhận thức cao hơn, kỹ năng giao tiếp và xã hội tốt hơn, ít có các vấn đề về hành vi và cảm xúc. Do đó hiện nay có các loại dầu Omega 3 phù hợp với trẻ.
2.4. Tác dụng của Omega 3 với phụ nữ mang thai
Đối với bà bầu việc sử dụng Omega 3 trong thời kỳ mang thai và sơ sinh giúp cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi phát triển. Bên cạnh đó Omega 3 còn giúp cho bà bầu kéo dài thời gian mang thai, tránh trường hợp bị sinh non.
Hơn nữa DHA và EPA có trong Omega 3 sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh khi sử dụng khoảng 320mg Omega 3 tính từ tuần thai thứ 32.
Lưu ý việc bổ sung Omega 3 bằng các viên dầu cá thô sẽ không an toàn cho bà bầu. Vì chất kim loại nặng và chất ô nhiễm trong dầu cá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
Ngoài ra tính chống đông máu tự nhiên của Omega 3 sẽ làm gia tăng nguy cơ gây chảy máu tử cung. Mẹ bầu tốt nhất nên bổ sung axit này thông qua chế độ ăn các thực phẩm giàu Omega 3.
Theo khuyến cáo của FAO/ WHO (2010), lượng DHA bổ sung cho phụ nữ có thai và cho con bú là 200 mg/ngày. ANSES, Cục An toàn thực phẩm Pháp ANSES cũng cho khuyến cáo tương tự.
3. Các cách bổ sung Omega 3 vào cơ thể
Omega 3 là loại chất béo rất tốt cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Tuy nhiên cơ thể chúng ta không tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được.
Có nhiều cách để bổ sung Omega 3 vào cơ thể. Đó là việc tiếp thu từ nguồn thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn. Các axit béo này thường có trong các loại cá béo, nhất là cá vùng biển lạnh, sâu như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết… Trong dầu cá này các axit Omega 3 ở dạng ester của glycerol với tên chung là các chất triglycerides (DHA-EPA TG).
Không chỉ có ở động vật, Omega 3 còn có trong các loại thực vật như: đậu nành, ngũ cốc, quả hạch, bông cải (súp lơ), cải bó xôi, các loại rau có màu xanh đậm...
Việc ăn uống thường ngày chỉ cung cấp một lương axit béo Omega 3 nhất định nên chúng ta còn có thể bổ sung vitamin này thông qua việc sử dụng các viên uống chứa thành phần Omega 3.
Tuy nhiên khi sử dụng loại viên uống này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm đúng liều lượng cần bổ sung, đồng thời tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là những tác dụng của Omega 3 đối với cơ thể. Qua bài viết, mong rằng các bạn sẽ có thêm cái nhìn toàn diện hơn về loại axit béo vô cùng có lợi này. Hãy lắng nghe cơ thể và hãy bổ sung Omega 3 một cách có hiệu quả!
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...