1. Thông tin khoa học về cà rốt

Cà rốt là tên một loại cây có củ bắt nguồn từ tiếng Pháp “carotte”. Loại củ này thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Trong thiên nhiên, cà rốt là một loại cây thân cỏ, sống từ 1 – 2 năm. Phần rễ của cà rốt được gọi là củ và cũng là rễ cái của cây. Ngoài ra, đây cũng chính là phần ăn được của cà rốt.

Điều thú vị là hoa của cây cà rốt sinh ra quả và được các nhà thực vật học gọi là quả nẻ - Ảnh minh họa: Internet

Năm đầu tiên cà rốt phát triển lá trong mùa xuân và mùa hè đồng thời tích lũy một lượng đường lớn trong rễ cái. Đến năm thứ hai thì cây ra hoa. Thân cây mang hoa có thể cao tới 1 mét. Hoa hợp tàn thánh kép, tán nhỏ mang hoa có màu trắng hồng hay tía.

2. Giá trị dinh dưỡng có trong cà rốt

Trong mỗi 100g cà rốt có chứa 41 kcal năng lượng, các loại vitamin như A tốt cho mắt, B1, B2, B3, B6 và C. Ngoài ra trong cà rốt còn chứa các chất khoáng như Canxi, Sắt, Magie, Phốt pho, Kali, Natri.

Đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn chiếm tới 50% tổng lượng đường của cả củ cà rốt. Loại đường này dễ bị oxy hóa dưới tác động của các enzym trong cơ thể.

Các tài liệu của Đông y cho biết cà rốt có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, kích thích tiêu hóa. Hạt cà rốt thì có tính bình, vị đắng, cay. Hạt này có tác dụng sát trùng, tiêu tích - Ảnh minh họa: Internet

3. Tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe

Cà rốt là một nguồn thực phẩm giàu vitamin có lợi cho cơ thể con người. Chúng ta có thể sử dụng cà rốt để ăn, hoặc dùng làm nước ép để uống, ngoài ra còn có thể sử dụng như một phương pháp làm đẹp da. Tác dụng của nước ép cà rốt và các món ăn có cà rốt rất nhiều đối với cơ thể. Đó là các tác dụng dưới đây.

3.1. Hỗ trợ sức khỏe cho đôi mắt

Đôi mắt rất cần vitamin A để hoạt động. Nếu thiếu vitamin A đôi mắt sẽ hay gặp tình trạng “quáng gà” vào chiều tối. Trong cà rốt rất giàu beta-caroten, là một tiền chất chuyển hóa thành vitamin A. Loại vitamin này rất tốt cho sức khỏe của đôi mắt.

Vitamin A trong cà rốt giúp đôi mắt sáng, khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Vitamin A trong cà rốt giúp đôi mắt sáng, khỏe, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể các bệnh thường gặp phải ở tuổi già. Vì thế những người cao tuổi cần bổ sung loại thực phẩm này thường xuyên để đôi mắt được bảo vệ và luôn luôn sáng khỏe.

3.2. Ổn định huyết áp

Trong cà rốt có chứa thành phần natri vừa đủ. Lượng natri này giúp duy trì huyết áp trong cơ thể một cách ổn định. Do đó những người thường xuyên ăn cà rốt sẽ có một huyết áp ổn định và nằm trong tầm kiểm soát của cơ thể.

3.3. Cà rốt trị ung thư rất tốt

Theo một số nghiên cứu, trong cà rốt có chứa hợp chất falcarinol. Hợp chất này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, gan, ung thư phổi và ung thư đại tràng.

Falcarinol là loại “thuốc trừ sâu tự nhiên” có chức năng bảo vệ gốc củ cà rốt không bị bệnh nấm bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Mọi người có thể dùng nước ép cà rốt trị ung thư bằng cách lấy 500gr cà rốt và 500gr lê tươi rửa sạch. Sau đó thái miếng và bỏ vào máy ép lấy nước. Bỏ thêm vào 200ml mật ong quấy đều. Chia ra làm nhiều lần uống trong ngày.

3.4. Giảm hàm lượng cholesterol

Trong cà rốt chứa một lượng chất xơ hòa tan, chủ yếu là pectin. Loại chất xơ này giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể. Đồng thời làm gia tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể. Theo nghiên cứu, những người thường ăn một bát cà rốt mỗi ngày trong 3 tuần có thể làm giảm một lượng lớn cholesterol có trong máu.

3.5. Bảo vệ tim mạch

Carotenoid là hoạt chất giúp ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh về tim. Thật may mắn khi chất này có trong củ cà rốt. Ngoài ra trong cà rốt còn chứa alpha-carotene và lutein, hai chất này cũng có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ trái tim luôn được khỏe mạnh.

Cà rốt có chức năng bảo vệ trái tim luôn được khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Internet

3.6. Ngăn ngừa mất trí nhớ và giúp trẻ lâu

Beta-carotene ngoài việc giúp cho bạn có một đôi mắt sáng khỏe, nó còn là chất ngăn ngừa nguy cơ mất trí nhớ. Theo nghiên cứu kéo dài 18 năm của đại học Harvard Mỹ, nam giới tiêu thụ 50 mg beta-carotene trong rau quả, đặc biệt là cà rốt sẽ giảm nguy cơ mất trí nhớ từ 1 - 1,5 năm so với những người uống giả dược chứa beta-carotene.

Hợp chất beta-carotene có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh trung ương trong não bộ. Ngoài ra nó còn hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do làm hại đến cơ thể. Làm chậm quá trình lão hóa ở các tế bào.

3.7. Giúp xương chắc khỏe

Những người lớn tuổi thường có nguy cơ bị loãng xương do thiếu hụt canxi đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh. Ăn cà rốt có thể giúp hỗ trợ cho xương được chắc khỏe. Vì trong cà rốt chứa một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng như vitamin C và canxi. Các khoáng chất này rất tốt cho sức khỏe của xương.

Cà rốt chứa một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng như vitamin C và canxi giúp xương chắc khỏe - Ảnh minh họa: Internet

3.8. Thải độc cơ thể

Trong cà rốt có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin A. Nếu thường xuyên uống nước ép cà rốt có thể giúp làm loại bỏ độc tố trong cơ thể. Đồng thời còn làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan.

3.9. Cà rốt trị tiêu chảy

Tác dụng của cà rốt còn được được thể hiện qua việc chữa tiêu chảy. Trong cà rốt có chứa hàm lượng pectin. Chất này khi vào cơ thể có khả năng hút được các chất nhày, nước, axit, dịch vị, vi khuẩn và độc tố nên giúp niêm mạc ruột mau chóng được hồi phục. Tình trạng tiêu chảy được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa nhiều muối khoáng như kali nên lượng chất điện giải đã mất có thể được bù đắp. Do đó người ta dùng cà rốt như một phương thuốc trị tiêu chảy cho trẻ em và cho cả người lớn.

3.10. Làm đẹp da

Cà rốt có chức năng làm sạch rất mạnh giúp giải độc gan, làm giảm mụn trứng cá. Đồng thời khi vào mùa đông, da bị nhăn nheo và khô ráp, mái tóc trở nên khô hơn.

Muốn có một làn da đẹp mịn màng bạn nên thường xuyên bổ sung cà rốt cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Lúc này vitamin A trong cà rốt sẽ giúp chăm sóc làn da mái tóc một cách hiệu quả. Các nếp nhăn trên khuôn mặt cũng giảm đi phần nào nhờ cà rốt. Vì vậy muốn có một làn da đẹp mịn màng bạn nên thường xuyên bổ sung cà rốt cho cơ thể.

4. Những lưu ý khi sử dụng cà rốt

Cà rốt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của mọi người cũng như sắc đẹp của phụ nữ. Tuy nhiên nếu lạm dụng cà rốt quá nhiều sẽ gây ra những tác hại không lường đối với cơ thể. Sau đây là một số tác hại khi nạp cà rốt vào cơ thể.

Gây ra bệnh vàng da

Trong cà rốt có chứa Carotene. Hoạt chất này tạo nên màu vàng cho cà rốt. Nếu nạp quá nhiều vào cơ thể da sẽ bị vàng do gan bị nhiễm độc. Do đó, người lớn không nên uống quá 3 cốc nước ép cà rốt trong 1 tuần.

Ăn quá nhiều cà rốt sẽ bị vàng da - Ảnh minh họa: Internet

Gây ngộ độc

Trẻ em ăn cà rốt liên tục trong nhiều ngày sẽ bị gây ngộ độc. Trong cà rốt có chứa hàm lượng nitrat, nếu nấu quá kỹ ở nhiệt độ cao sẽ biến thành chất có hại cho cơ thể.

Gây rối loạn kinh nguyệt

Theo thống kê, phụ nữ nếu ăn hơn 300g cà rốt hoặc uống hơn 0,5 lít nước ép cà rốt mỗi ngày sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nguy hiểm hơn là sẽ bị mất kinh một thời gian.  

Phụ nữ ăn nhiều cà rốt cũng sẽ bị rối loạn kinh nguyệt - Ảnh minh họa: Internet

Gây táo bón

Tuy trong thành phần của cà rốt có chứa chất xơ nhưng đây là loại chất xơ không hòa tan. Nếu bạn sử dụng cà rốt quá nhiều mà không nạp một lượng nước tương đương bổ sung sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn ruột dẫn đến táo bón.

Gây ngộ độc natri

Chất hemoglobin trong cà rốt khi đi vào cơ thể gặp natri sẽ biến thành methomoglobin. Khi ăn quá nhiều cà rốt, lượng methomoglobin trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều. Lúc này cơ thể không thể xử lý kịp thời và dẫn đến tình trạng gây ngộ độc. Nếu không sớm phát hiện, nó còn đe dọa đến tính mạng của bạn.

Như vậy có thể thấy tác dụng của cà rốt tuy nhiều nhưng nếu không biết cách ứng dụng thì nó cũng sẽ là một chất độc đối với cơ thể. Vì vậy mỗi tuần bạn chỉ nên ăn cà rốt 2 – 3 bữa để hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Ăn đúng cách bạn sẽ phát huy được tối đa giá trị của cà rốt đối với cơ thể.