Khái quát về đau bụng dưới khi mang thai trong những tháng đầu

Các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Sohu cho biết: Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu là một phản ứng bình thường. Nguyên nhân chủ yếu chính là do kích thước tử cung to ra, kích thích đến xương dẫn đến cảm giác đau. Mẹ bầu thường cảm thấy từng trận đau âm ỉ kéo dài.

Nếu tình trạng này nhẹ, sau khi nghỉ ngơi hợp lý sẽ tự thuyên giảm. Nếu đau bụng dưới khi mang thai mà không kèm chảy máu âm đạo, vỡ nước ối, thai động bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Đây chỉ là sự co thắt tử cung bình thường.

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng dưới xuất hiện từng trận liên tục, có cảm giác giống như đau khi hành kinh, đồng thời có thể kèm theo xuất huyết âm đạo thì có thể đây là hiện tượng bệnh lý trong thai kỳ, thường gặp là trường hợp thai ngoài tử cung. Lúc này, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, điều trị sớm, tránh bệnh nặng hơn hoặc sảy thai.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Đối với vấn đề mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai, đặc biệt là ở những tháng đầu của thai kỳ, các chuyên gia cho biết có thể chia thành 3 nhóm cơ bản nhất, bao gồm đau sinh lý, đau do bệnh lý và do nhau thai bị bóc tách.

Đau bụng dưới sinh lý

Đau bụng dưới khi mang thai nếu là phản ứng sinh lý thì mẹ không cần quá lo lắng - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai đại đa số sẽ bắt đầu từ tháng thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới chính là do tử cung ngày càng to ra, không ngừng kích thích lên xương và gân khu vực xung quanh, gây ra từng cơn đau âm ỉ.

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần trị liệu đặc biệt. Mẹ bầu chỉ cần đảm bảo các mặt ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý thì em bé vẫn phát triển khỏe mạnh, đồng thời cơ thể mẹ cũng không gặp trở ngại gì lớn.

Đau bụng dưới bệnh lý

“Điềm báo” của nguy cơ thai ngoài tử cung hoặc sảy thai ở đầu thai kỳ cũng sẽ gây ra tình trạng đau bụng dưới. Loại đau này đa số kéo dài liên tục và kèm chảy máu âm đạo. Mẹ bầu cần sớm đến bệnh viện để điều trị.

Đau bụng dưới khi mang thai nếu kèm biểu hiện bệnh lý khác thì nên sớm điều trị - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, nếu mẹ bầu ăn phải thực phẩm biến chất hoặc thức ăn quá lạnh, kích thích mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến đường ruột mà gây ra đau nhói bụng dưới khi mang thai. Không những vậy, các bệnh khác như viêm dạ dày cấp tính, viêm đường ruột, viêm tuyến tụy cấp, biến tính u nang tử cung v.v… cũng là nguyên nhân gây đau bụng dưới.

Nhau thai bị bóc tách

Một bộ phận bà bầu còn có nguy cơ xảy ra trường hợp nhau thai bị bóc tách và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới. Tuy tình trạng này thường sẽ xuất hiện ở cuối thai kỳ nhưng về mặt lâm sàng cũng không loại trừ ở đầu thai kỳ.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau bụng dưới khi mang thai?

Mẹ bầu nên ăn uống khoa học để đảm bảo cơ thể vận hành bình thường khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Nếu xác định được biểu hiện đau bụng dưới khi mang thai là phản ứng sinh lý bình thường thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Để giảm bớt cảm giác khó chịu thì nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống hợp lý và thanh đạm một chút để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn nóng chườm lên vùng bụng đau âm ỉ để thoải mái hơn. Đồng thời, đừng quên theo dõi tình trạng đau bụng dưới, một khi phát hiện bất thường thì nên sớm đến bệnh viện kiểm tra.

Nguồn: http://www.sohu.com/a/309205685_361776