Những điều cần biết về bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu là gì?
Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra do các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin - một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thường là chế độ dinh dưỡng kém, thiếu vi chất và thiếu sắt. Bên cạnh đó, ở một số vùng địa lý và chủng tộc đặc biệt, thiếu máu còn do khiếm khuyết gen di truyền, nguyên nhân này chiếm tỉ lệ khá cao. Ngoài ra, thiếu máu còn do các nguyên nhân hiếm như: Ung thư hệ tạo máu, ung thư đường tiêu hóa,....
Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?
Thiếu máu là bệnh thường gặp, tuy nhiên nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng, được phát hiện do tình cờ đi kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm một bệnh lý khác. Trường hợp thiếu máu nặng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thực hiện công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, còn có các biểu hiện: Da xanh nhợt nhạt, mất tập trung, hoa mắt, chóng mặt,...
Bệnh thiếu máu có hai loại: Cấp tính và mãn tính với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Khi bị thiếu máu nặng, hoạt động của não bộ sẽ gặp rắc rối, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Đồng thời, thiếu máu kéo dài sẽ gây tổn thương tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Thậm chí, tình trạng thiếu máu nếu không được khắc phục có thể dẫn đến tử vong.
Biến chứng nguy hiểm bệnh thiếu máu
Mệt mỏi liên tục
Khi bị thiếu máu ở mức nghiêm trọng, bạn sẽ liên tục mệt mỏi, không tập trung,... ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, dấu hiệu mệt mỏi liên tục cũng là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm khác. Tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng đến tim
Tim có chức năng bơm máu cũng như oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể. Trong trường hợp thiếu máu, tim của bạn phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu. Đây là một trong những lý do gây ra rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim sung huyết rất nguy hiểm.
Tổn thương thần kinh
Não bộ tuy chiếm kích thích nhỏ so với cơ thể nhưng lại dùng rất nhiều oxy để điều khiển các hoạt động sống. Thiếu máu khiến hoạt động của hệ thần kinh bị trì trệ, gây tổn thương, tác động lớn đến khả năng nhận thức, ghi nhớ,...
Nguy cơ tử vong cao
Ít ai ngờ rằng bệnh thiếu máu có thể gây tử vong cao. Trong trường hợp kết hợp với các bệnh lý mãn tính khác, sức khỏe của người bệnh nhanh chóng sa sút, nguy kịch.
Đặc biệt, thiếu máu do thiếu hồng cầu hình liềm có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng. Trường hợp này dẫn đến thiếu máu cấp tính và có thể gây tử vong.
Gây sảy thai, sinh non
Thiếu máu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra một số tai biến về sản khoa: Chảy máu, hậu sản,... Phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hơn bình thường. Thậm chí, trong trường hợp sinh ra, trẻ thường có cân nặng thấp.
Dấu hiệu bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu có những dấu hiệu dễ dàng nhận biết. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh thiếu máu, bạn nên lưu ý.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi hơn so với bình thường, tâm trạng khó chịu, hay gắt gỏng.
- Thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,...
- Trong trường hợp bệnh thiếu máu ở mức độ nặng hơn, da dẻ và lòng trắng mắt sẽ nhợt nhạt, xuất hiện màu tái xanh; móng tay bị giòn, dễ gãy; cảm giác thích ăn đá hơn các thực phẩm khác.
- Thiếu máu ở mức độ nặng còn có các biểu hiện: Khó thở, đau lưỡi,...
Một số loại bệnh thiếu máu khác có thể có triệu chứng khác. Đồng thời, cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Khi gặp các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị và xử lý tốt nhất.
Bệnh thiếu máu nên ăn gì?
Khi bị bệnh thiếu máu nên ăn gì để nhanh chóng khỏe mạnh luôn là điều nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến việc điều trị bệnh thiếu máu. Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân thiếu máu bao gồm thực phẩm giàu chất sắt (thịt gia cầm, hải sản, thịt gia súc,...), vitamin thiết yếu cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.
Ngoài ra, bệnh nhân cần uống đủ nước và bổ sung các nguồn dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin C, canxi,.. để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nhưng nhìn chung đều cần nạp vào cơ thể khoảng 150 đến 200 mg sắt mỗi ngày. Người bệnh cần tiêu thụ những thực phẩm sau: Rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, rau bồ công anh, thịt gia súc, gia cầm, hải sản, gan động vật,...
Bên cạnh đó, việc vận động hợp lý cũng rất tốt cho người bị thiếu máu. Bạn nên đi dạo bộ tùy theo tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, không nên tham gia các môn thể thao đối kháng: Chạy bộ, đá bóng, quần vợt,... để tránh mất sức.
Điều trị bệnh thiếu máu
Để xác định bạn có thiếu máu hay không, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm, từ đó chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh thiếu máu có thể được phát hiện tình cờ bằng một xét nghiệm máu cho một bệnh lý khác.
Thông thường, mọi người điều trị bệnh thiếu máu tại nhà bằng cách bổ sung thực phẩm cần thiết cho quá trình tạo máu. Tuy nhiên, tốt hơn hết, khi nhận thấy các dấu hiệu của thiếu máu, bạn nên đi khám bác sĩ để biết bệnh đang ở giai đoạn nào và có biện pháp hữu hiệu hơn.
Việc điều trị bệnh thiếu máu cần căn cứ vào nguyên nhân, từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể. Một số trường hợp sẽ dùng đến corticosteroid hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ miễn dịch hay erythropoietin, thuốc giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn. Đồng thời thực hiện bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic hoặc vitamin và khoáng chất khác.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....