Căn bệnh truyền nhiễm Whitemore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis)

Gần đây, sự kiện một gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội) có ba con nhỏ lần lượt tử vong do căn bệnh này gây ra làm dư luận rất hoang mang và là một trong những căn bệnh trong năm 2019 được nhiều người đặc biệt quan tâm. Thực ra đây là căn bệnh đã có từ rất lâu tuy nhiên gần đây lại có xu hướng gia tăng trở lại, cao điểm là vào mùa mưa từ tháng 7 – 11.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh Whitemore đã có từ rất lâu nhưng lại có dịp bùng phát mạnh mẽ trong năm 2019 khiến dư luận hoang mang - Ảnh minh họa: Internet

Những người làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần được điều trị triệt để.

Các bệnh về đường hô hấp do ô nhiễm không khí

Năm 2019 được xem là năm báo động về ô nhiễm không khí trên thế giới và ở Việt Nam, là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người. Các chất ô nhiễm vi mô/ siêu mịn trong không khí như bụi mịn, kim loại nặng, hoá chất…có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, gây tổn thương phổi, tim và não…

Các bệnh về đường hô hấp nằm trong danh sách những căn bệnh trong năm 2019 được nhiều người đặc biệt quan tâm.

Trường hợp nhẹ là biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc máu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí tử vong.

Trường hợp mạn tính là viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; hen suyễn; tim mạch; viêm da, kích ứng da; căng thẳng thần kinh…

Mỗi người chúng ta cần chủ động tránh tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố có hại trong môi trường và sử dụng các dụng cụ bảo hộ phù hợp nhất (đeo khẩu trang, đeo kính mắt), vệ sinh mũi họng, rửa mắt khi tiếp xúc môi trường có chất độc hại để chủ động bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Ung thư đại trực tràng đe doạ sức khoẻ cộng đồng

Hiện nay, ung thư đại trực tràng đang có xu hướng ngày một gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt người trẻ cũng dễ có nguy cơ mắc phải. Ở nước ta, ung thư đại trực tràng là một trong 5 loại ung thư thường gặp nhất (bao gồm ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan).

Được biết, ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.

Vì vậy, chúng ta cần tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên để phát hiện sớm những Polyp, từ đó cắt bỏ ngăn ngừa tiến triển thành ung thư. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, cơ hội chữa bệnh có thể lên đến 90%.

Ung thư đại trực tràng là một trong 5 căn bệnh ung thư phổ biến ở nước ta - Ảnh minh họa: Internet

Dịch cúm bất thường, nhiều người nguy kịch

Do biến đổi khí hậu nên tình hình các bệnh cúm cũng có nhiều thay đổi. Trước đây, bệnh cúm chỉ xuất hiện vào mùa lạnh, mùa thu đông, đông xuân nhưng hiện nay bệnh cúm xuất hiện quanh năm. Đáng lo ngại, số người mắc bệnh cúm ở nước ta đang tăng cao, trong đó có nhiều trường hợp nguy kịch, đe dọa đến tính mạng.

Trong các ca mắc bệnh cúm, phổ biến nhất là cúm A/H1N1, H8N2, A/H3N2 và cúm B… Những đối tượng dễ mắc bệnh như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già… cần phải được chẩn đoán, điều trị sớm nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh cúm có thể lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh, hoặc từ tay sang miệng của người lành sau khi cầm nắm, sờ vào các vật dụng bị nhiễm virus cúm. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin, thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, hạn chế đến chỗ đông người nếu như đang có dịch cúm…

Mỗi người chúng ta cần chủ động tiêm ngừa vắc xin cúm để bảo vệ sức khoẻ - Ảnh minh họa: Internet

Trầm cảm - Sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại

Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới WHO, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khoẻ con người sau bệnh tim mạch. Trong đó trầm cảm ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ.

Những nguyên nhân thường gây ra căn bệnh này như áp lực trong việc học tập, làm việc, hoàn cảnh gia đình hoặc lạm dung các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào từ trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn hoặc người già.

Trầm cảm cũng là nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.

Trầm cảm là căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, khi có những biểu hiện về rối loạn cảm xúc, mất ngủ, giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú đến cuộc sống... người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa về thần kinh để được khám và hỗ trợ tâm lý kịp thời.