Nếu bạn đang khổ sở vì vết sẹo bỏng trên cơ thể thì hãy thử tìm hiểu các phương pháp sau đây.

1. Các loại bỏng phổ biến

Bỏng dầu ăn là một tai nạn khá phổ biến trong nhà bếp, dầu ăn khi được đun sôi giữ độ nóng khá lâu và có thể gây tổn thương nặng cho da. Do biểu bì da bị tổn thương sâu nên vết sẹo bỏng do dầu ăn rất khó có thể loại bỏ bằng những cách trị sẹo dân gian có độ thẩm thấu qua da kém như nghệ tươi, nha đam, mỡ trăn...

Vết bỏng nước sôi sậm màu và khó chữa gây ra sẹo lâu năm 

Bỏng nước sôi là tai nạn ít xảy ra hơn đối với chị em nội trợ nhưng rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ trong các hoạt động vui chơi hằng ngày của trẻ và sự bất cẩn của người lớn. Sẹo do bỏng nước sôi sau khi hết phồng rộp và phần da chết bị loại bỏ sẽ để lại sẹo thâm. Tuy nhiên, nếu bạn không chữa trị kịp thời sẹo thâm này rất dễ sậm màu và khó chữa. Còn nếu vết bỏng nặng có thể không đau vì đầu thần kinh đã bị hủy. Khi đó không chỉ da mà các lớp mô bên dưới cũng bị hủy hoại.

Phỏng bô xe máy gây mất thẩm mỹ cho chị em phụ nữ khi diện váy ngắn

Bỏng bô xe máy thì thường xuyên xảy ra với chị em phụ nữ công sở và trẻ em. Bỏng bô thường gây mất thẩm mỹ đối với phái đẹp, những vết sẹo thâm đen ở đôi chân sẽ khiến chị em phụ nữ thiếu tự tin khi mặt váy, quần ngắn. Sẹo bỏng bô xe rất khó điều trị dứt điểm và đòi hỏi bạn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian cũng như công sức. Một số trường với điều trị không đúng cách hoặc để quá lâu sẹo sẽ đi theo bạn đến suốt cuộc đời.

2. Cách phân biệt 3 cấp độ bỏng

Phân biệt 3 cấp độ phỏng để trị vết bỏng không để lại sẹo

- Bỏng độ 1 – Bỏng ở bề mặt: Đây là cấp độ bỏng có tổn thương nhẹ nhất, có dấu hiệu bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng và có thể lành lại sau vài ngày.

- Bỏng độ 2 – Bỏng một phần da: Biểu hiện đó là lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành.

- Bỏng độ 3: Đây là mức nghiêm trọng nhất, khi toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Nếu không may bỏng ở cấp độ này, người bị bỏng cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu, tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.

3. Cách trị vết bỏng lâu năm không để lại sẹo

- Sử dụng nghệ tươi kết hợp mật ong: đây là công thức dân gian cần thời gian phục hồi lâu và kiên trì của người trị.

  • Đầu tiên bạn cần chủng bị 1 thìa mật ong (có thể thay thế bằng nước cốt chanh) cùng 1 nhánh nghệ tươi.
  • Dùng nghệ tươi giã nhỏ ép lấy phần nước.
  • Trộn chung nước nghệ nguyên chất vừa tạo cùng mật ong để thành hỗn hợp trị sẹo bỏng.
  • Thoa hỗn hợp mật ong và nghệ tươi nhẹ nhàng xung quanh vết sẹo.
  • Sau đó rửa lại với nước sạch.
Công thức nghệ tươi và mật ong là cách trị vết bỏng không để lại sẹo dân gian

- Sử dụng đu đủ: trong đu đủ có nhiều vitamin C, B1 giúp làm mịn và cải thiện da, cần độ kiên trì và kết hợp với các phương pháp khác.

  • Dùng đu đủ chín xay nhuyễn.
  • Bạn có thể thêm vào nước cốt chanh để tăng hiệu quả làm mờ sẹo.
  • Dùng hỗn hợp để đắp lên chỗ da bị sẹo do bỏng lâu năm.
  • Để trong khoảng thời gian từ 10 - 15 phút cho các dưỡng chất ngấm sâu nuôi dưỡng rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Thử dùng đu đủ để trị vết bỏng lâu năm không để lại sẹo

- Sử dụng Tiêm sẹo hoặc công nghệ Laser: can thiệp thẩm mỹ giúp tái tạo vết sẹo nhanh nhóng, tuy nhiên chi phí khá đắt đỏ.

Phương pháp này giúp kích thích collagen ở tầng trung bì sản sinh, giúp làm đẩy sẹo trên tầng thượng bì. Đồng thời, tái tạo và phục hồi tế bào tổn thương, cho làn da mới sáng màu và căng mịn. Ánh sáng Laser giúp hạn chế sự tăng trưởng của lớp thượng bì, sau đó, tiếp tục kích thích hình thành mô collagen mới, thay thế cho các tế bào đã mất đi. Chính vì vậy khi điều trị bằng Laser sẽ giúp sẹo phẳng hơn và không còn hiện tượng đỏ, khó chịu nữa.

Sẹo bỏng lâu năm gây mất thẩm mỹ và có thể tổn thương tinh thần đối với những người thần kinh yếu hoặc từng bị chấn động vết sẹo để lại do tai nạn lớn. Các cách trị vết bỏng không để lại sẹo có hiệu quả hay không cần sự kiên trì của người chữa trị.