Những biểu hiện của tình trạng thiếu sắt
Thay vì thiếu sắt, tình trạng có liên quan và thường được nhắc đến nhiều hơn là thiếu máu. Đây là tình trạng thiếu hụt các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu chính là thiếu sắt.
Qua thống kê, hơn 2 tỷ người trên thế giới gặp phải các vấn đề liên quan thiếu sắt. Tuy nhiên, việc người dân tự ý mua và bổ sung sắt không theo chỉ định của bác sĩ không phải giải pháp phù hợp, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Điều gì xảy ra khi thiếu sắt?
Theo bác sĩ chuyên khoa I Đinh Ngọc Liên, khoa Da liễu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), các nhóm đối tượng chính có nguy cơ thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt là trẻ em trước tuổi đến trường, thanh thiếu niên và phụ nữ có thai. Đây là những thời điểm chúng ta có nhu cầu sinh lý về sắt tăng cao.
Vị chuyên gia thông tin thêm: “Ở những người sống tại các nước đang phát triển, thiếu sắt có chủ yếu do chế độ ăn uống không đủ sắt hoặc mất máu do nhiễm giun đường ruột. Mặt khác, tại các nước phát triển, người dân có thu nhập cao, thiếu sắt có thể xảy ra do ăn chay, mất máu mạn tính hoặc kém hấp thu”.
Cụ thể, nếu liên quan chế độ ăn uống, tình trạng thiếu sắt thường xảy ra ở người suy dinh dưỡng, nghèo đói, trẻ sinh non hoặc trẻ kén ăn; người có chế độ ăn chay và thuần chay nghiêm ngặt.
Ngoài ra, thiếu sắt cũng có thể xảy ra ở những trường hợp theo chế độ ăn chủ yếu dựa trên các thực phẩm ngũ cốc.
“Nguyên nhân là nhóm thực phẩm này làm giảm sinh khả dụng của sắt. Phytat trong ngũ cốc làm giảm hấp thu sắt trong cơ thể”, BS Liên nói.
Trong trường hợp liên quan mất máu, nguyên nhân thiếu sắt có thể đến từ tình trạng kinh nguyệt nhiều ở nữ giới, chảy máu đường tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, ung thư… hoặc thậm chí hiến máu quá nhiều.
Ngoài ra, một số nguyên nhân tiêu biểu có thể kể đến như thiếu sắt đường tiêu hóa do kém hấp thu, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, thiếu sắt liên quan các loại thuốc, thai kỳ, suy thận, suy tim…
Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thiếu sắt phụ thuộc vào việc bệnh nhân có thiếu máu hay không, nếu có, tình trạng thiếu máu phát triển nhanh ở mức nào.
Tuy nhiên, TS Liên cho hay một số triệu chứng đầu tiên xuất hiện do lượng oxy phân phối tới các mô thấp có thể gồm hôn mê, yếu sức, kém tập trung, khó thở và đánh trống ngực.
Đáng nói, da của người bệnh thiếu máu do thiếu sắt có thể xuất hiện tình trạng:
- Nhợt nhạt da, nếp nhăn ở lòng bàn tay, kết mạc
- Viêm góc môi, vết nứt đau ở khóe miệng
- Viêm lưỡi teo, mất nhú lưỡi (lưỡi nhẵn, bóng)
- Ngứa và da khô
- Rối loạn móng tay
- Tóc khô và dễ gãy
- Tăng rụng tóc dẫn đến rụng tóc lan tỏa
Ngoài ra, một số triệu chứng toàn thân của thiếu máu do thiếu sắt có thể kể đến là:
- Thèm ăn đất sét, giấy, đất hoặc tinh bột
- Thèm ăn đá lạnh
- Bài tiết nước tiểu màu đỏ khi ăn củ cải đường
- Chân không yên: Cảm giác khó chịu ở chân xảy ra khi nghỉ ngơi, thuyên giảm khi cử động
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm như chốc lở, nhọt, nhiễm nấm
Xử lý phù hợp khi thiếu sắt
Theo BS Đinh Ngọc Liên, trong các trường hợp đã được xét nghiệm, thăm khám và xác định thiếu sắt, người bệnh cần được tầm soát và quản lý chặt chẽ từ các y bác sĩ.
Vị chuyên gia cho hay: “Hầu hết người bị thiếu máu do thiếu sắt cần liệu pháp thay thế sắt để điều chỉnh tình trạng thiếu máu cũng như bổ sung sắt dự trữ”.
Các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như có vấn đề về tim mạch cần phải truyền hồng cầu để điều chỉnh cả tình trạng thiếu oxy và sắt.
BS Liên cũng gợi ý người bệnh nên tăng chất sắt trong chế độ ăn uống. Cụ thể, bệnh nhân có thể bổ sung thịt đỏ chứa sắt heme dễ hấp thụ. Ngoài ra, các nguồn sắt không phải heme có thể sẽ cần sự trợ giúp của vitamin C dưới dạng trái cây tươi hoặc viên nén.
Bên cạnh đó, nhiều loại thực phẩm hiện này cũng được sản xuất có chứa sắt. Do đó, BS Liên khuyên người dân nên chú ý đọc nhãn khi mua các loại thực phẩm, đồ ăn.
Mặt khác, canxi trong các sản phẩm từ sữa hay tanin ở trà, cà phê, rượu vang đỏ… có thể làm giảm sự hấp thu của sắt (không phải loại heme). Do đó, người bệnh thiếu sắt nên sử dụng các sản phẩm này trước bữa ăn vài giờ.
Phương pháp uống bổ sung sắt cũng thường được áp dụng và khá an toàn với thai kỳ, trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn. Sản phẩm này có thể sử dụng trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt và cả thiếu máu ở bệnh mạn tính.
Các chế phẩm sắt có dạng viên nén, nước uống và cả thuốc tiêm. Tuy nhiên, chế phẩm uống vẫn được sử dụng phổ biến nhất.
Trong một số trường hợp bệnh nhân không thể dung nạp sắt thông qua đường uống hoặc lượng sắt mất đi vượt quá lượng hàng ngày có thể hấp thu qua đường uống, các bác sĩ có thể chỉ định truyền tĩnh mạch.
“Phương pháp này rất cần thiết trong việc kiểm soát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính đang được lọc máu và điều trị bằng các tác nhân kích thích tạo hồng cầu, suy tim…”, BS Liên nói.
Dẫu vậy, vị chuyên gia nhấn mạnh một số bệnh nhân không tuân thủ điều trị thay thế sắt bằng đường uống do các chế phẩm sắt có thể làm tăng tỷ lệ gặp tác dụng phụ. Các tác dụng phụ phổ biến gồm buồn nôn, táo bón, tiêu chảy và phân đen.
Để làm giảm nguy cơ này, BS Liên khuyến cáo bệnh nhân nên uống chế phẩm sắt sau bữa ăn (chấp nhận sự hấp thu sắt có thể giảm); chờ 30 phút trước khi nằm; chia nhỏ liều lượng và uống 2 lần/ngày; uống xen kẽ các ngày (dung nạp tốt hơn).
“Nếu điều trị không khẩn cấp, mọi người có thể cân nhắc bắt đầu với một viên và 2 lần/tuần, sau đó tăng dần liều lượng khi dung nạp. Ngoài ra, người dân có thể bắt đầu với liều chứa dưới 30 mg sắt nguyên tố”, BS Liên khuyến cáo.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....