Những bất thường sau bữa ăn chứng tỏ bệnh ung thư dạ dày đang lặng lẽ phát triển
Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2020, Việt Nam ước tính có hơn 182.000 ca mắc mới và hơn 122.000 ca tử vong do ung thư. Trong đó, ung thư dạ dày xếp thứ 4 sau ung thư gan, phổi, vú.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, tất cả mọi người đều nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Đồng thời hãy luôn quan sát cơ thể, không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu lạ nào. Đặc biệt nếu cơ thể thấy những phản ứng bất thường này sau khi ăn thì nên đi khám ngay.
Đầy hơi và chướng bụng
Khi ăn người bệnh thường cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng, dù rất đói nhưng chỉ ăn một chút là no. Do tình trạng ấy kéo dài nên người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, ăn kém, mệt mỏi từ đó giảm cân nhanh chóng. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Chán ăn
Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này không đơn thuần chỉ là tiết lộ bạn đang gặp rắc rối với vị giác, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Cho dù không phải lúc nào cũng đau bụng nhưng nếu có các khối u ở dạ dày thì cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn chán ăn. Mà các khối u này chính là yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày, do đó bạn không được chủ quan.
Đau bụng
Nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội khi đói hoặc khi ăn no, bắt đầu với những cơn đau từng đợt, đau dữ dội hơn tại vùng thượng vị thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh về dạ dày. Tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm.
Nôn ra máu sau khi ăn
Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Ăn xong bị ợ nóng và ợ chua
Sau khi ăn, do acid trong dịch vị dạ dày bài tiết quá nhiều nên sinh ra tình trạng dư thừa và trào ngược dạ dày lên thực quản. Hậu quả của nó chính là hiện tượng ợ nóng và ợ chua mà nhiều người gặp phải. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ khiến cho cổ họng người bệnh bị bỏng rát, có cảm giác khó nuốt và ăn không ngon.
Lần nào ăn xong cũng tiêu chảy
Ở những người khỏe mạnh, thời gian để thức ăn tiêu hóa hết nằm trong khoảng từ 4 – 6 giờ. Nhưng nếu vừa ăn xong, bạn đã cảm thấy tiêu chảy, phân có mùi lạ hoặc thậm chí lẫn máu thì rất có thể dạ dày của bạn đã gặp trục trặc.
Bên cạnh tiêu chảy, thì dấu hiệu đi ngoài ra phân đen cũng sẽ xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày
Hạn chế ăn đồ ăn mặn: Chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư.
Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.
Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
Đặc biệt đừng quên khám tầm soát ung thư dạ dày hằng năm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.