Răng hàm là răng đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính trên cung hàm, vị trí không được thuận lợi trong việc vệ sinh nên dễ bị sâu nhất. Dấu hiệu sâu răng hàm ban đầu là xuất hiện những xoang nhỏ li ti nằm trên bề mặt răng.

Đau răng là cơn đau khủng khiếp nhất - Ảnh minh họa: Internet 

Sau đó, những xoang nhỏ này sẽ biến dạng thành từng mảng bị nâu đen, lan rộng, có khi sâu vào tủy và làm hư tủy. 

Trước khi tìm hiểu những bài thuốc trị đau răng tại nhà, chị em cần biết nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng này. 

Sâu răng hàm nguyên nhân do đâu?

Việc tìm ra nguyên nhân sâu răng hàm sẽ phần nào giúp bạn có cách điều trị phù hợp cũng như phòng tránh bệnh lý tái phát. Theo các chuyên gia nha khoa, sâu răng hàm do các nguyên nhân cơ bản gây nên như sau:

Quá trình ăn nhai làm răng hàm suy yếu nhanh

- Răng hàm có vai trò cực kỳ quan trọng trong chức năng ăn nhai, chịu tác động lực nhai, nghiến lên đến 65%. Khi lực nhai quá mạnh khiến mô răng bị hư hại, vi khuẩn xâm lấn vào răng qua khe nứt, rạn gây sâu răng.

- Thức ăn thường tập trung chủ yếu ở răng hàm, do đó bị vi khuẩn tấn công cao hơn so với các loại răng khác.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Hình ảnh mô tả quá trình răng hàm bị sâu - Ảnh minh họa: Internet

- Xao nhãng việc lấy cao răng sẽ làm gia tăng việc tích tụ mảng bằng thức ăn chứa nhiều tinh bột bám khiến cho răng hàm bị sâu.

- Không dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau khi đánh răng sẽ không đủ để làm sạch răng miệng.

Răng xấu bẩm sinh

- Men răng yếu gây nguy cơ bị sâu răng hàm rất cao vì mất đi lớp men bảo vệ răng khỏi axit, vi khuẩn.

- Cấu trúc răng nhạy cảm, thiếu canxi, dễ bị nứt vỡ khi nhai cắn mạnh hoặc khi gặp kích thích nhiệt độ quá nóng - lạnh.

Tai nạn

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng hàm như tai nạn khiến răng vỡ mẻ làm thức ăn giắt lại trong quá trình phân hủy tạo thành axit phá hủy men răng.

Thói quen xấu

Thói quen nghiến răng, sử dụng chất kích thích khiến men răng bị tổn thương… dễ gây nên tình trạng sâu răng.

Răng bị phá hủy do uống quá nhiều nước tăng lực - Ảnh minh họa: Internet

Điều trị dứt điểm sâu răng hàm tránh bị mất răng vĩnh viễn

Sâu răng hàm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

+ Khi sâu phá hủy men, ngà răng bị lộ ra sẽ có gây cảm giác ê buốt khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Khi tủy bị viêm xuống tận chân răng, các túi áp xe sẽ hình thành, chân răng sưng tấy, miệng có mùi hôi.

+ Nguy hiểm nhất đối với sâu răng hàm và tiêu xương ổ răng, mất răng và ảnh hưởng đến răng bên cạnh.

Cách chữa đau răng hàm trên hiệu quả

Chứng đau nhức răng hàm trên sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu không thể đi khám nha sĩ để biết tình trạng của bệnh. Bạn hãy thử những bài thuốc trị đau răng tại nhà dưới đây để xem hiệu quả mà nó mang lại nhé.

Sử dụng vỏ quả cau

Rượu cau có thể dùng làm bài thuốc chữa đau răng tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Nếu bạn bị đau nhức răng hàm trên do bị sâu, viêm nướu thì bạn có thể tham khảo phương pháp này. Đầu tiên, lấy quả cau tách ruột, lấy phần vỏ và rửa sạch. Cho phần vỏ vừa tách và cối giã nát rồi ngâm với rượu khoảng 10 – 15 phút.

Đợi cặn lắng xuống rồi chắt lấy phần nước súc miệng ngày 2 lần. Thực hiện đều đặn bằng rượu cau sẽ giảm tình trạng đau nhức răng.

Nước trà xanh

Là nước được mọi người sử dụng để uống hàng ngày, lá trà xanh bạn có thể mua ở chợ. Với tác dụng diệt khuẩn, lá trà xanh cũng được xem là bài thuốc trị đau răng hàm trên. Ngoài ra lá trà xanh còn có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp giảm sự sinh sôi của vi khuẩn và làm giảm các biểu hiện đau nhức răng hàm trên tốt.

Nước muối

Dung dịch nước muối luôn có tính sát khuẩn cao. Vì thế, sử dụng nước muối để trị đau răng cũng là biện pháp hữu hiệu.

Súc miệng nước muối hằng ngày giảm sâu răng - Ảnh minh họa: Internet

Một nguyên liệu sẵn có trong nhà, khi mà bạn không có sẵn những nguyên liệu kia. Hãy tìm và dùng ngay nước muối.

Muối có khả năng sát khuẩn cực tốt sẽ giúp lấy đi những vi khuẩn gây sâu răng. Bạn có thể đặt muối trắng vào lỗ sâu răng hoặc súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, làm giảm các triệu chứng nhức răng hàm trên.

Lá trầu không

Lá trầu không chỉ rất dễ kiếm mà còn sạch và an toàn cho việc chữa đau răng tại nhà. Bạn lấy khoảng 10 lá trầu không, 1 củ nghệ vàng nhỏ, 5 búp bàng. Rửa sạch, giã nhỏ rồi ngâm với rượu.

Khi dùng bạn lấy ra, đem đun cách thủy, để nguội rồi lấy bông gòn nhỏ, thấm thuốc bôi vào chỗ đau. Hoặc bạn có thể lấy hỗn hợp đó súc miệng 5 phút hàng ngày đến khi răng sâu của bạn đỡ đau. Đây là bài thuốc dân gian chữa đau răng được rất nhiều người áp dụng.

Vị thuốc dễ tìm chữa sâu răng tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Hoa cúc vàng

Bạn chỉ cần lấy các cánh hoa, rửa sạch, rồi đặt cánh vào chỗ răng sâu để ngậm hoặc nhai. Đây là cách giảm đau tại chỗ. Muốn chữa đau răng lâu dài, bạn lấy cánh hoa ngâm vào chai rượu trắng, hàng ngày bạn lấy ra súc miệng. Sau 2-3 tuần, chứng đau răng sẽ dần dần biến mất.

Lá lốt

Ngoài việc làm gia vị cho bữa ăn hàng ngày, lá lốt còn có rất nhiều công dụng được dân gian lưu truyền, đặc biệt là cách trị đau răng bằng lá lốt rất hữu ích.

Bạn lấy một nắm rễ lá lốt, rửa sạch, giã nát với một chút muối trắng, vắt lấy nước cốt. Sau đó, lấy một chút bông sạch, cuộn tròn chấm nước cốt vào chỗ răng bị đau. Ngậm khoảng 5 phút, súc miệng lại bằng nước muối sinh lý. Một ngày bạn làm lại khoảng 4-5 lần, tình trạng đau răng sẽ được cải thiện.


Lá lốt góp phần giảm đau răng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Gừng tươi

Gừng có tính ấm, nóng và vị cay nồng, sử dụng 1 – 200g gừng rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết răng sâu. Ngày đắp 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất, giữ miếng gừng trong miệng qua đêm, sáng hôm sau dậy bạn súc miệng bằng nước muối bình thường.

Nên duy trì bài thuốc trị đau răng tại nhà này bằng cách ngậm khoảng 10 ngày là chứng đau răng sẽ khỏi.

Hạt gấc chín

Chọn những quả gấc chín vàng, bóc hạt, tách lấy nhân hạt gấc ra một bát riêng. Sau đó lấy nhân hạt gấc đi nướng chín vàng, tán bột, rồi trộn với một ít dấm chanh, chấm vào chỗ răng đau. Bạn chỉ cần chấm vài lần vào buổi chiều là đêm hết đau và không bị mất ngủ.

Tỏi

Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: Tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau, có thể nói đây là mẹo chữa đau răng hiệu quả.


Tỏi có tính sát khuẩn khá cao, có thể điều trị đau răng hiệu quả- Ảnh minh họa: Internet

Lá ổi

– Rửa sạch 5-7 lá ổi, cho vào cối giã nát rồi cho thêm 1 thìa muối và nước ấm trộn đều.

– Mỗi lần sâu răng, bạn dùng tăm bông chấm hỗn hợp nước lá ổi và muối vào chỗ chân răng bị đau. Lưu lại thêm vài phút rồi súc miệng với nước sạch. Cách này giúp giảm cơn đau nhanh chóng mà không cần phải uống thuốc hay đi nha sĩ.

– Ngoài ra, bạn có thể nấu lấy nước lá ổi rồi trộn với muối, để nguội và cho vào chai rồi dùng dần. Mỗi lần đau, bạn dùng nước này để súc miệng như bình thường. Sau lần đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt. Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, hãy kiên trì thực hiện liên tục vài ngày để điều trị dứt điểm.

Lá ổi cũng là bài thuốc trị đau răng tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Lá bàng

Đun nước lá bàng như trên và chỉ cần ngậm 2 lần/1 ngày là có thể trị sâu răng, viêm nướu, răng sẽ sạch mảng bám ố vàng trong 1 tuần áp dụng. Nên sử dụng nước lá bàng để súc miệng hàng ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Tiết kiệm, đơn giản và có thể thực hiện nhanh chóng khiến những bài thuốc dân gian chữa đau răng tại nhà nói trên được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, đây chỉ là những biện pháp giảm đau răng tạm thời và nếu thực hiện sai cách, bệnh lý răng miệng của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.