Nhóm thực phẩm tốt giúp mẹ bầu giảm chứng phù chân cuối thai kỳ
Thông thường vào 3 tháng cuối củathai kỳ, mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua hiện tượng phù chân, hay còn gọi là "xuống máu chân" gây ra những bất tiện và khó chịu cho các thai phụ. Và hơn thế nữa, khi tình trạng này không sớm được điều trị cũng như khắc phục kịp thời chắc chắn sẽ gây ra chứng sưng phù nề như một triệu chứng ban đầu của tiền giản giật, cảnh báo nguy cơ của một hội chứng cao huyết áp cực kì nguy hiểm cho các mẹ bầu và cả thai nhi. Thạm chí, chứngphù nề bàn chân thường xảy ra là mang thai. Ở một số người, biến chứng nặng có thể gây tử vong.
Nhóm thực phẩm chứa sắt
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ sản xuất thêm 50% lượngmáuvà chất lỏng bổ sung để giúp mẹ "làm mềm" cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể "nở rộng" ra để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này gây nên hiện tượng phù nề cho mẹ bầu.
Vì thế, thai phụ cần bổ sung sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần. Ngoài ra, nên ăn rau bina, bông cải xanh, đậu lăng, thịt bò hay các loại thịt đỏ…
Thực phẩm giàu chất khoáng
Potassium là chất khoáng có nhiều trong các loại rau, trái cây như nho, chuối, cam, cà chua, khoai tây… Potassium rất tốt cho người bệnh cao huyết áp, giúp giảm được nguy cơ đứt hoặc tắc nghẽn mạch máu não, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng phù nề ở phụ nữ có thai.
Nhóm thực phẩm giàu Kali
Kali là khoáng chất cần thiết để tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ chức năng các dây thần kinh. Khi bà bầu bị thiếu hụt kali sẽ dẫn đến tình trạng phù nề ở chân. Do vậy, nên bổ sung các thực phẩm giàu kali như: khoai lang, bí đỏ, dưa hấu hay sữa chua…
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước nói chung và nhất là nước lúa mạch nói riêng, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân. Nước cũng là phương pháp tự nhiên giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể tránh phù nề.
Bà bầu nên chọn nước cam hoặc chanh pha với nước ấm uống hàng ngày rất có hiệu quả trong việc giảm phù nề chân tay hoặc uống 2 đến 3 cốc sữa mỗi ngày cũng tốt cho cơ thể mà có tác dụng ngăn chặn sự phù nề.
Nên nhớ hãy tránh các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.
Tuyệt đối tránh đồ ăn ăn mặn
Ăn mặn, ăn nhiều muối chỉ khiến cơ thể mẹ bầu thêm giữ nước, làm tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện tình hình bị phù khi mang thai, bạn nên cắt giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.