Bắt mạch sức khỏe của thận từ những biểu hiện trong giấc ngủ

Lòng bàn chân đổ mồ hôi

Theo các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor: Khi chức năng thận suy yếu thì vào ban đêm lúc bạn đi vào giấc ngủ sẽ có hiện tượng ra mồ hôi ở lòng bàn chân một cách khác thường. Đây là biểu hiện cho thấy thận khí bị thiếu hụt và cần điều dưỡng thích hợp.

Biểu hiện nào khi ngủ chứng tỏ sức khỏe của thận có vấn đề? - Ảnh minh họa: Internet

Ngủ không an giấc

Sức khỏe của thận còn thể hiện qua chất lượng giấc ngủ. Người có thận không tốt thường rất khó ngủ, ngủ không sâu và dễ giật mình thức giấc. Tình trạng này chủ yếu là do chức năng trao đổi chất trong thận xảy ra rối loạn.

Nếu thêm vào việc độc tố tích tụ nhiều bên trong thận mà không kịp thời được tống khứ ra ngoài sẽ càng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Nếu tình trạng mất ngủ, nhiều mộng vào ban đêm thường xuyên diễn ra chứng tỏ chức năng thận bị suy yếu, thận khí không đủ, không thể thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Tiểu tiện nhiều lần trong đêm

Tiểu đêm nhiều lần do chức năng thận suy giảm không những ảnh hưởng giấc ngủ mà còn gây căng thẳng thần kinh - Ảnh minh họa: Internet

Thận là cơ quan thải độc và bài tiết quan trọng của cơ thể, các độc tố lẫn “rác” của quá trình trao đổi chất được bài tiết thành nước tiểu và thải ra ngoài. Nếu sức khỏe của thận gặp vấn đề sẽ khiến bạn dễ xảy ra tình trạng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ cũng như tinh thần.

Thận bị hư nhược, khí thận không đủ sẽ dẫn đến rối loạn “thủy đạo” bên trong thận, gây ra việc tiểu đêm nhiều. Đôi khi bạn còn có cảm giác cần “giải quyết” liên tục nhưng khi vào nhà vệ sinh thì tiểu tiện rất ít.

Đau nhức xung quanh hông

Nếu vị trí xung quanh hông, bao gồm cả phần sau lưng có tình trạng đau nhức khó chịu thì bạn cũng nên cảnh giác nguy cơ thận có vấn đề không khỏe. Vấn đề này không những gây cảm giác đau đớn, ảnh hưởng hiệu quả làm việc mà còn trực tiếp khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm.

Nếu ban đêm nằm ngủ mà có triệu chứng đau nhức hai bên hông có thể là dấu hiệu bệnh về thận - Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện sức khỏe và bảo vệ thận không quá khó như bạn nghĩ

Giữ ấm hai chân

Theo Đông y, kinh mạch của thận khởi nguồn từ dưới lòng bàn chân. Trong khi đó vị trí này lại vô cùng dễ bị hàn khí xâm nhập cho nên cần phải chú trọng công tác giữa ấm thích hợp. Mỗi buổi tối trước khi ngủ, bạn có thể ngâm chân với nước ấm kết hợp massage nhẹ nhàng huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân để tăng hiệu quả. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giảm bớt gánh nặng cho thận.

Chú ý giữ ấm chân trước và trong khi ngủ giúp bạn hạn chế các vấn đề về thận - Ảnh minh họa: Internet

Không nhịn tiểu

Khi nước tiểu “căng phồng” trong bàng quang sẽ kích thích lên thần kinh để sinh ra phản xạ tiểu tiện. Khi bạn cố gắng nhịn tiểu lâu ngày không những dễ gây bệnh đường tiểu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Chính vì vậy, bất kể do công việc bận rộn hay vì lý do gì thì bạn cũng nên tập thói quen đi tiểu kịp thời lúc có nhu cầu.

Chú ý giấc ngủ

Ngủ đủ giấc luôn có tác dụng quan trọng trong việc bổ sung khí huyết và điều dưỡng tinh thận. Điều tra thống kê lâm sàng cho thấy, rất nhiều bệnh nhân bị suy thận đều có thói quen thức khuya, lao lực, giấc ngủ không đảm bảo chất lượng.

Massage huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân giúp cải thiện sức khỏe của thận - Ảnh minh họa: Internet

Kết hợp massage đúng cách

Dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, trong đó bao gồm huyệt Dũng Tuyền kết nối chặt chẽ với thận. Vì vậy, trước khi ngủ mỗi tối, bạn có thể dành khoảng 15 phút để massage huyệt vị này. Cách xác định huyệt Dũng Tuyền: Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.

Khéo dùng thực vật để bồi bổ và cải thiện chức năng thận

Một số bài thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên dễ thực hiện có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe của thận. Dùng 50g quả wiki nghiền nhuyễn rồi châm khoảng 250ml nước nóng vào, khuấy đều và uống có tác dụng điều trị chứng tiểu đau, tiểu gắt.

Ngoài ra, táo tàu cũng là vị thuốc đông y có tác dụng bồi bổ khí huyết và tăng cường thận tinh. Táo tàu có nhiều cách chế biến khác nhau như hầm canh, pha trà, nấu chè v.v… Ngoài ra, người bị sỏi thận hoặc sỏi niệu đạo có thể ăn mỗi ngày 2 - 4 quả óc chó cũng có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tích cực.