Nhiễm sán chó là gì?
Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Trọng Hợp, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM)
Nhiễm sán chó đúng ra phải được gọi là nhiễm giun đũa chó mèo, vì bệnh gây ra bởi loài giun tròn tên là Toxocara sống ký sinh trên chó hoặc mèo. Toxocara canis sống ký sinh trong ruột non của chó, gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17-20% chó ở vùng ôn đới.
Giun trưởng thành sống trong ruột non chó con dưới 3 đến 6 tháng tuổi, trứng giun theo phân chó ra ngoài và có thể sống ở ngoại cảnh nhiều tháng.
Con người bị nhiễm phải do nuốt trứng trưởng thành hoặc ăn thịt của vật chủ khác có chứa ấu trùng. Trẻ em 1-4 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do các bé có thói quen bò trên mặt đất và không kiểm soát được việc ăn uống, thường bỏ mọi thứ vào miệng.
Khi giun đũa chó đi vào cơ thể người, chúng sẽ “chu du” trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm, gây tổn thương ở những phần cơ thể chúng đi qua. Người nhiễm giun thường hay bị ngứa da tái đi tái lại, điều trị không dứt hẳn.
Ngoài ra, ở một số người có biểu hiện gan to, sốt hoặc có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, người bệnh ít khi nghĩ đến việc bị nhiễm giun.
Bị đau đầu uống trà gừng được không?
Người bị đau đầu nên đi thăm khám để được tư vấn về việc nên uống trà gừng hay không.
Nhiệt miệng kéo dài, tái phát liên tục: Dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, do vậy nhiều người hay nhầm lẫn...
Ung thư dạ dày có uống sữa được không?
Người bệnh ung thư dạ dày cần chế độ ăn cân bằng đủ dinh dưỡng để đề phòng tình trạng...
Những ai nên, không nên sử dụng cà gai leo?
Cà gai leo có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được.