Vấn đề về nhiễm độc thai nghén không còn quá xa lạ đối với chị em khi mang thai. Tuy nhiên nhiều người vẫn không hiểu được rằng nhiễm độc thai nghén là gì? Để giúp cho mẹ bầu hiểu hơn và bổ sung kiến thức khi mang thai và sinh đẻ, bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc về nhiễm độc thai nghén.

Nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một dạng bệnh lý thường xảy ra ở 3 tháng đầu và  3 tháng cuối thai kỳ. Nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các ảnh hưởng cho sức khỏe người mẹ và trường hợp thai nhi bị sinh non hay ngạt thở khi sinh. Bị nhiễm độc thai nghén do nhiều nguyên nhân khác nhau và bạn cần biết để có cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên và mang thai khi còn trẻ tuổi sẽ dễ dàng mắc phải tình trạng bị nhiễm độc thai nghén. Bởi do cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố khác so với bình thường mà không kịp thích ứng nên khả năng bị ngộ độc.

Ngoài ra, thời tiết chuyển lạnh hay mẹ bầu thường xuyên mang vác vật nặng, làm việc quá sức, ăn uống thức ăn lạ, thức ăn dễ gây dị ứng, mắc bệnh mãn tĩnh như loét dạ dày, viêm thận đều tạo điều kiện cho bệnh nhiễm độc thai nghén xuất hiện.

Biểu hiện của nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là sự rối loạn co thắt các mạch máu dẫn đến sự gia tăng áp lực lên các cơ quan ngoại biên và nội tạng như gan, thận, tử cung. Sự tác động này gây nên những biến đổi và tổn thương trong hệ mạch máu, ảnh hưởng đến nhau thai và gây nguy hiểm cho quá trình sinh con. Nhiễm độc thai nghén như đã nói thường xảy ra ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

Nhiễm độc thai nghén thường hay bị mệt mỏi, nôn ói (Ảnh: Internet)

Do sự thay đổi tiết tố mà ở giai đoạn đầu có thai, cơ thể người mẹ thường gặp tình trạng đó là ốm nghén. Biểu hiện của nó là mệt mỏi, nôn ói, xanh xao, không muốn ăn. Đây cũng chính là dấu hiệu nhiễm độc thai nghén. Thường nó sẽ thể hiện rõ khi thai nhi được gần 1 tháng và kéo dài đến hết tháng thứ 3 sẽ giảm hẳn.

Tuy nhiên, nếu như bạn bị nhiễm độc thai nghén dạng nặng thì biểu hiện sẽ nặng hơn như thường xuyên nôn ói, ăn gì cũng bị nôn và thậm chí nôn sạch những gì bạn vừa dung nạp vào cơ thể. Nếu không có biện pháp cải thiện thì cơ thể người mẹ sẽ bị mất nước và gầy yếu hơn.

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối

Ở những tháng cuối tháng cuối cùng của thai kỳ thì tình trạng nôn ói đã không còn nhưng biểu hiện của nhiễm độc thai nghén lại khác. Nhiều trường hợp mẹ bầu sẽ bị phù chân, phù mặt hoặc tay tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Lúc này mẹ bầu cần nghỉ ngơi, gác chân lên cao để giảm sưng phù hiệu quả. Nếu không áp dụng thì cân nặng của mẹ sẽ tăng nhanh chóng do sự giữ nước quá nhiều trong cơ thể.

Đồng thời, giai đoạn này mẹ bầu cũng dễ bị protein niệu khi nước tiểu có lượng protein niệu lớn hơn bình thường. Nếu gặp kích động hay mệt mỏi, mẹ bầu sẽ dễ bị tăng huyết áp nên cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén nhanh chóng và kịp thời.

Tăng huyết áp là triệu chứng của nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối (Ảnh: Internet)

Cách điều trị nhiễm độc thai nghén

Nhiều người hỏi rằng nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không? Tất nhiên khi gặp bất kỳ trường hợp bệnh tật nào thì cũng gây những ảnh hưởng nhất định đối với người bệnh. Trong trường hợp nhiễm độc thai nghén như nói trên thì sẽ khiến mẹ bầu dễ bị sinh non và em bé dễ bị ngạt thở khi sinh. Nếu như không biết cách chăm sóc và giải cứu kịp thời thì sẽ gây hậu quả đáng tiếc cho trẻ.

Cũng có nhiều trường hợp xảy ra các biến chứng của nhiễm độc thai nghén như người mẹ sẽ bị choáng, mắt mờ, buồn nôn, toàn thân co giật, ngừng thở, sùi bọt mép,... Nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Bị nhiễm độc thai nghén cần ăn uống đủ chất và uống nhiều nước (Ảnh: Internet)

Để giảm được nguy hiểm khi bị nhiễm độc thai nghén, các mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý nhất. Nên hạn chế ăn mặn, uống nhiều nước, nằm nghiêng để giảm áp lực lên cuống thận. Đặc biệt cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời và tìm ra biện pháp phòng tránh hiệu quả và an toàn.