Nhận biết tăng huyết áp thai kỳ
Chính vì thế, nhận biết và dự phòng THA là việc làm vô cùng quan trọng để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn.
Biểu hiện của chứng THA khi mang thai
THA là một triệu chứng có thể có từ trước khi mang thai, xuất hiện trong khi mang thai hoặc đã có sẵn từ trước và nặng lên do thai nghén. Bên cạnh việc sử dụng máy đo huyết áp để biết chính xác huyết áp khi mang thai, thai phụ có thể chú ý quan sát sức khoẻ của bản thân để nhận biết chứng THA thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ qua một số biểu hiện sau:
Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết, phù mềm ấn lõm. Đặc biệt, thai phụ thấy tăng cân nhanh, dấu hiệu phù này không giống với phù sinh lý do thai chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn (phù nhẹ ở chân, mắt cá, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì hết phù).
THA khi có thai được coi là thai nghén có nguy cơ, nếu trước đó chưa biết có THA mà khi có thai, huyết áp tối đa > = 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >= 90mmHg thì là THA, hoặc đã biết huyết áp trước đó mà huyết áp tối đa tăng >= 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng > =15mmHg so với huyết áp trước khi mang thai thì được coi là THA (lưu ý: đo huyết áp 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ).
Đạm niệu: huyết áp tâm trương từ 90-110mmHg kèm theo đạm trong nước tiểu. 0,3g/l thì được gọi là tiền sản giật nhẹ và nếu huyết áp tâm trương >=110mmHg và lượng đạm trong nước tiểu 1g/l kèm theo các dấu hiệu nhức đầu, hoa mắt, đau vùng thượng vị thì được coi là tiền sản giật nặng và nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ chuyển thành sản giật đe dọa tính mạng mẹ và con.
Tăng huyết áp, phù, protein niệu là dấu hiệu tiền sản giật nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Dự phòng và điều trị
THA hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến THA như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý... Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường… cũng là những nguyên nhân có thể gây THA ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, một số bệnh lí mắc phải có thể làm THA ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường…
Tùy theo căn nguyên gây bệnh, nếu phát hiện bị THA mạn tính trước khi mang thai cần được điều trị ổn định. Khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai.
Trong khi mang thai, nếu có THA đi kèm với đạm trong nước tiểu và phù thì phải nghĩ ngay đến THA do nhiễm độc thai nghén. Sản phụ nếu bị nhiễm độc thai nghén nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi, nằm nghiêng trái, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu có triệu chứng nhiễm độc thai nghén nặng thì cần phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì sức khỏe của mẹ và con.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.