Điều gì gây ra vấn đề về thị lực ở trẻ em?

Cận thị xảy ra khi hình dạng của nhãn cầu bị thay đổi. Điều này khiến ánh sáng tập trung ở phía trước võng mạc thay vì trực tiếp hiện diện tại võng mạc, khiến những vật ở khoảng cách xa nhất định với mắt sẽ bị mờ đi.

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân tại sao cận thị lại xảy ra cho đến nay vẫn không được hiểu đầy đủ, có giả thuyết cho rằng rất có thể cận thị được di truyền nếu một hoặc cả hai cha mẹ của trẻ bị cận thị hoặc các vấn đề về thị lực khác.

Cận thị là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng mờ mắt ở thanh thiếu niên. Các vấn đề về thị lực ở trẻ em thường bắt đầu ở độ tuổi từ 6 đến 12. Vì vậy, việc chăm sóc mắt và thị lực thường xuyên rất quan trọng trong những năm học tiểu học.

Dấu hiệu trẻ bị cận thị là gì?

Trẻ em đôi khi không thể nhận thức được tình trạng mắt của mình đang mờ đi, chúng cũng không thể hiểu được tật khúc xạ ở mắt là gì. Do đó, các bậc phụ huynh cần quan sát và lưu ý các dấu hiệu trẻ bị cận thị từ những thói quen sinh hoạt và học tập của con.

Trẻ bị cận thị thường thấy các vật ở xa bị mờ, do đó trẻ có phản xạ dụi mắt nhiều - Ảnh minh họa: Internet
  • Trẻ luôn đặt, giữ sách, máy tính bảng hoặc các quyển bài tập về nhà ở gần mặt của mình.
  • Có xu hướng càng ngày càng ngồi quá gần ti vi.
  • Trẻ thường nheo mắt hoặc nhắm một mắt để đọc chữ ở sách, truyện hoặc tivi.
Trẻ bị cận thị khi đọc sách thường kê mắt rất gần trang sách - Ảnh minh họa: Internet
  • Trẻ có thể than đau đầu thường xuyên.
  • Trẻ thường xuyên bị chảy nước mắt.
  • Hay đưa tay lên dụi mắt.
Khoảng cách giữa mắt với màn hình laptop cũng thu gần lại đối với trẻ bị cận thị - Ảnh minh họa: Internet
  • Thành tích học tập hoặc thể thao bị giảm sút.
  • Trẻ muốn cha mẹ xin cô giáo cho lên những bàn đầu để ngồi cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy con bạn gặp khó khăn khi nhìn bảng.

Làm gì khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị cận thị

Nếu con bạn có các dấu hiệu cận thị, hãy đưa bé đến khám với bác sĩ nhãn khoa. Điều quan trọng nhất trong việc điều trị các tật khúc xạ đó là điều trị sớm để cận thị không ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường hoặc ảnh hưởng đến sở thích và thể thao của trẻ.

Hầu hết trẻ em sẽ được yêu cầu mang kính để cải thiện thị lực do cận thị. Điều này là hoàn toàn an toàn đối với trẻ, chỉ có một vấn đề duy nhất là con bạn đã sẵn sàng cho việc đeo kính hay không.

Khám và xác định độ cận để đeo kính từ sớm sẽ giúp trẻ hạn chế việc tăng độ - Ảnh minh họa: Internet

Đối với hầu hết mọi người, thị lực vẫn tiếp tục thay đổi trong độ tuổi từ 6 đến 20. Trẻ em nên được kiểm tra thị lực hàng năm định kỳ hoặc kiểm tra thường xuyên hơn nếu trẻ gặp khó khăn trong việc nhìn. Đối với cận thị ở trẻ em, những thay đổi về thị lực có thể xảy ra thường xuyên và cuối cùng sẽ ổn định khi chúng già đi.

Bảo vệ sức khỏe mắt của trẻ

Có lẽ các bậc phụ huynh đã nghe nói quá nhiều về các loại thực phẩm có thể giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt nhưng bài viết này muốn đề cập đến một vấn đề mới hơn đó là “thời gian ở bên ngoài” cũng giúp cải thiện thị giác của trẻ em.

Một nghiên cứu gần đây tại Đại học Công nghệ Queensland đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời trong ít nhất 60 phút mỗi ngày có tác dụng bảo vệ trẻ em khỏi bị cận thị hoặc giúp cho tình trạng cận thị không trở nên tồi tệ hơn. Rất nhiều nghiên cứu khác cũng đã đi đến kết luận tương tự.

Có thể thấy, các bậc phụ huynh cần nắm bắt các dấu hiệu trẻ bị cận thị từ sớm. Đây là cách tốt nhất để cận thị không ảnh hưởng quá nhiều đến con. 

Nguồn: https://share.upmc.com/2017/11/myopia-in-children/