Nhầm thuốc diệt chuột là kẹo: Bác sĩ cảnh tỉnh điều gì?
Anh, em cùng ngộ độc
Mới đây, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hai chị em cháu bé quê Thái Bình bị ngộ độc thuốc diệt chuột sau khi chia nhau hai lọ thuốc chuột ăn vì nhầm là kẹo.
Hai bé gái 7 tuổi và 6 tuổi cùng ở nhà chơi khi bố mẹ đi vắng. Thấy có gói thuốc chuột để ở gác mái nên lấy chia nhau. Khi bố mẹ quay về sau 30 phút thấy hai bé đã bị li bì, bên cạnh có bãi nôn. Nghi ngờ hai bé ngộ độc thuốc diệt chuột nên gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngày 16/8, hai bé được đưa lên Bệnh viện Nhi trung ương cấp cứu. Sau khi chẩn đoán ngộ độc độc thuốc diệt chuột, hai cháu được tiến hành hồi sức cấp cứu, lọc máu và đã bình phục, được xuất viện.
Đây không phải lần đầu tiên các ca ngộ độc thuốc diệt chuột do nhầm lẫn với kẹo, thạch. Cách đây không lâu, tại Nghệ An, hai bé nhầm thuốc diệt chuột với kẹo cũng đã chia nhau ăn. Khi bố mẹ phát hiện thì cháu gái là em đã tử vong, bé trai được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, các bác sĩ cũng cấp cứu cho bệnh nhi 26 tháng tuổi nhầm thuốc chuột với kẹo khiến cháu bé bị ngộ độc. Trường hợp này may mắn bố mẹ phát hiện kịp thời nên đưa đi cấp cứu. Sau khi cấp cứu được một tuần, bé ra viện khỏe mạnh.
Không chỉ trẻ nhỏ nhầm với thuốc chuột là kẹo. Bệnh viện trung ương quân đội 108 cũng từng tiếp nhận một cụ ông hơn 90 tuổi ăn nhầm thuốc chuột do nghĩ là kẹo.
Hiện nay, các sản phẩm thuốc diệt chuột bán trên chợ, xe lưu động đều không rõ nguồn gốc và có những viên hình dạng như kẹo, lọ thuốc nước nhìn bắt mắt khiến trẻ dễ bị nhầm lẫn.
Tại Chương Mỹ (Hà Nội) có trường hợp 6 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột do chia nhau những lọ thuốc diệt chuột vì nghĩ đó là thạch bút chì. Cả 6 cháu này may mắn được phát hiện kịp thời đưa vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Phòng ngộ độc thuốc diệt chuột như thế nào?
Theo bác sĩ Lê Ngọc Duy, phụ trách trung tâm Cấp cứu và Chống độc Bệnh viện Nhi trung ương, ngộ độc thuốc diệt chuột xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ do nhầm lần với kẹo, thạch ăn. Thuốc diệt chuột có màu sắc bắt mắt, mùi thơm càng cuốn hút trẻ nhỏ do cháu bé tò mò, thích khám phá. Lứa tuổi dưới 6 tuổi cũng tò mò nhặt được đồ ăn giống kẹo là cho vào miệng.
Các triệu chứng khác có thể gặp như ý thức lơ mơ, đau đầu, rối loạn điều hòa vận động, đau bụng, buồn nôn. Nặng hơn có thể gặp tiêu cơ vân, suy hô hấp, co giật, hôn mê. Trường hợp bệnh nhân được phát hiện và chẩn đoán muộn có thể xảy ra các biến chứng chảy máu nội tạng: Phổi, tiêu hóa, tiết niệu, ổ bụng, thần kinh trung ương thì tiên lượng xấu hơn rất nhiều.
Bác sĩ Duy cho biết trong từng trường hợp trẻ bị ngộ độc độc chất hoặc hóa chất cần biết cách sơ cứu. Ví dụ: Trẻ bị ngộ độc axit, xăng dầu, chất tẩy rửa…cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra để hết chất độc nhưng thực chất nếu nôn ra thì hóa chất lại có cơ hội tràn vào phổi, gây tràn khí quản, bỏng thực quản. Các tổn thương này phụ thuộc vào số lượng chất hít vào, đáp ứng của bệnh nhân đối với chất hít và số lần bệnh nhân bị sặc.
Nhưng đối với thuốc diệt chuột, phát hiện sớm gây nôn dùng tăm bông hoặc tay ngoáy họng gây nôn. Đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nằm nơi thoáng gió. Nếu trẻ suy hô hấp, khò khè thì cho thông khí nhân tạo (bóp bóng). Nếu thổi ngạt phải hết sức thận trọng để tránh cho người cấp cứu bị nhiễm độc, nên thay người thổi ngạt sau vài ba phút.
Để phòng ngộ độc, bác sĩ Duy nhấn mạnh các gia đình cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc cất giữ, vận chuyển, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.
Các hoá chất bảo vệ thực vật cần được để tại những nơi kín đáo, ở nhà kho riêng biệt hoặc trong các hộp riêng, có khoá. Không để các hóa chất bảo vệ thực vật gần các nơi để thức ăn, nước uống. Không dấu thuốc diệt chuột lên mái nhà, mái bếp.
Các loại chai lọ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật cần có đầy đủ nhãn hiệu. không đựng thuốc bảo vệ thực vật trong các vỏ chai lọ nước giải khát (ví dụ vỏ chai nước). Không để bất cứ loại hoá chất bảo vệ thực vật nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại, không để các mồi bả chuột như lạc rang, bỏng ngô, khoai…có tẩm thuốc diệt chuột ở những nơi trẻ có thể nhìn thấy và lấy được.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....