Nhà tôi Tết đến bố mẹ gửi quà, tiền biếu Tết về 2 họ như nhau, bàn thờ thờ đầy đủ nội ngoại
Chào các bạn!
Tết năm nay, mình vẫn thấy cả nhà bàn luận quá rôm rả về chuyện ăn Tết nhà nội và Tết nhà ngoại thế nào cho hợp lý. Với nhiều gia đình, có lẽ đó là câu hỏi đau đầu và gây bất hòa nhiều nhất ngày Tết. Nhưng với gia đình mình thì Tết đến mọi chuyện càng đơn giản. Và ai cũng rất vui, thoải mái khi cả nhà đón Tết như vậy.
Bố mẹ mình thoát ly từ những năm 60. Sau khi lập gia đình thì không về quê ăn Tết. Năm nào cứ đến giáp Tết, bố mẹ mình kể rằng họ đều gửi quà Tết, tiền chi tiêu Tết, tiền lì xì Tết về 2 bên nội ngoại như nhau. Bàn thờ nhà mình, bố mẹ cũng thờ ông bà tổ tiên của cả 2 họ nội – ngoại. Bố mẹ đều có ảnh thờ của từng người nội ngoại và cúng giỗ như nhau. Bởi vì bố mình cũng rất tôn trọng vợ và nhà vợ.
Riêng với những dịp giỗ hoặc Tết nguyên đán, bố mẹ mình đều nghĩ đó là dịp tưởng nhớ đến những người đã khuất và là dịp tụ tập thân thiết của con cháu trong nhà. Ngay cả khi có con dâu, gần Tết mẹ mình vẫn thường điện thoại cho thông gia hỏi nhà bên ấy làm Tất niên trưa hay chiều? Nếu họ là buổi sáng thì mẹ mình sẽ làm buổi chiều để mọi người cùng có mặt và được đón Tất Niên ở chính nhà mình.
Đến mùng 2 Tết, bà lại gọi điện cho thông gia hỏi xem bao giờ nhà bên ấy hóa vàng. Nếu bên thông gia bảo hóa vàng ngày mùng 3 thì nhà mình sẽ hóa vàng sau vào ngày mùng 4 Tết.
Như Tết năm ngoái, em dâu mình lo sửa soạn sắm Tết xong hết mọi thứ thì 29 Tết vợ chồng em bắt đầu được nghỉ làm. Vậy là vợ chồng em phóng ô tô lên luôn sân bay Nội Bài và bay đi Singapore chơi cả tuần lễ. Bố mẹ mình cũng rất vui vẻ. Ông bà còn động viên con cứ đi chơi vui vẻ. Ông bà ở nhà làm cỗ, hóa vàng được.
Rồi Tết đến ở nhà mình cũng rất đơn giản. Bữa cơm ngày Tết ở nhà mình chẳng khác gì ngày thường. Đến bữa ăn, lúc nào mẹ mình cũng hỏi có phải rán tôm, rán chả cúng không? Mình thường bảo mẹ thích làm gì để cúng ông bà tổ tiên thì làm? Còn mình chỉ làm chứ không ăn cỗ Tết đâu.
Sáng mùng 1 Tết, mình có khi làm cái ngô luộc là xong. Trưa đói thì ăn cơm rang, chiều luộc xu hào, bát miến nóng cũng xong. Hoặc có hôm rán cá khô lên ăn cơm. Chứ ngày Tết mình cũng không nuốt nổi bánh chưng hay canh măng ninh xương.
Vì ăn uống đơn giản như vậy nên mình và mọi người nhà mình đều rất sợ Tết, sợ phải làm quá nhiều đồ cúng. Để rồi sau đó lại vứt tủ lạnh ăn dần không sợ phí. Nho, chuối đến hôm hóa vàng đã nẫy, bỏ xuống cũng không ai ăn mà vẫn phải mua. Như vậy tốn kém quá. Nhất là Tết đến, tôm đang 450 ngàn đồng/kg bỗng vọt lên gần triệu. Ăn không hết lại đùn đẩy nhau rồi mang kho mặn vứt tủ.
Chính vì điều này mình thấy sao mọi người cứ phải khổ vì Tết làm gì nhỉ? Cứ đơn giản hóa dần đi cho nhẹ người. Đặc biệt bữa cơm đoàn viên ăn ngày mùng 1 Tết có gì khác với ngày mùng 2, mùng 3 hay bất cứ ngày nào khác trong năm? Hôm nay ăn nhà này thì mai ăn nhà khác sao phải bắt buộc ngày mùng 1 Tết phải về nhà nội?
Lời cuối mình muốn nhắn nhủ: Ngày Tết, đoàn tụ gia đình, ăn một bữa cơm vui vẻ mới là chủ yếu. Xin đừng trở thành trận chiến "nội, ngoại" các gia đình Việt nhé!
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì chỉ có ngồi khóc nhìn chị ta đương ở thế đắc thắng.
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy nhòa...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một giảm sút trông thấy. Dù một tuần chạy thận 2, 3 lần cũng chẳng thể kéo dài thời gian sống cho anh được bao nhiêu nếu bệnh viện không tìm được người hiến thận tương thích với cơ thể anh.
Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...
Kỳ thực, tôi biết quan hệ mẹ chồng nàng dâu của gia đình tôi không hòa hợp, thậm chí là căng thẳng.