Biểu hiện của đục thủy tinh thể

Hình ảnh khác nhau mà mắt thường và mắt bị đục thủy tinh thể nhìn thấy. Ảnh: Internet

Tầm nhìn giống phía bên trái của hình phía trên là bình thường và giống phía bên phải là trường hợp bị đục thủy tinh thể. Bạn có thể thấy rằng khi bị đục thủy tinh thể toàn bộ tầm nhìn có màu trắng và mờ hơn so với những gì bạn thấy khi mắt ở trạng thái bình thường. Khi xuất hiện triệu chứng đục thủy tinh thể, mắt bạn sẽ trở nên mờ sương, hình ảnh nhạt nhòa và có cảm giác chói mắt. Ngoài ra, có các triệu chứng như độ sáng khác nhau ở bên trái và bên phải, các chữ cái và hình ảnh không nhìn thấy được trong ánh sáng mờ, xuất hiện gấp đôi hoặc gấp ba khi nhìn bằng một mắt.

Hơn 80% người trên 70 tuổi bị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh mà cấu trúc thủy tinh thể của mắt bị đục. Thủy tinh thể hoạt động bằng cách khúc xạ ánh sáng đi vào mắt và hội tụ nó. Bản chất của thủy tinh thể là trong suốt, nhưng khi bị đục, ánh sáng đi vào mắt sẽ bị giảm hoặc bị phân tán. Sự đục của thủy tinh thể là do sự tích tụ của các protein khó hòa tan tụ lại. Đục thủy tinh thể bắt đầu từ những năm 40 tuổi, tuổi càng cao nguy cơ càng tăng và được tìm thấy 8,4% ở độ tuổi 50, khoảng 40% ở độ tuổi 60 và trên 80% ở những người hơn 70 tuổi.

Càng cao tuổi càng dễ bị đục thủy tinh thể. Ảnh: Internet

Lão hóa là nguyên nhân lớn nhất khiến đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, những người bị tiểu đường và chứng viêm da dị ứng cũng rất dễ bị. Ngoài ra, những người đã từng bị chấn thương mắt, từng dùng steroid, bị bệnh mắt lâu năm, hoặc đã từng phẫu thuật mắt cũng có nhiều khả năng bị đục thủy tinh thể sớm hơn.

Những người bị viêm da dị ứng cũng rất dễ bị đục thủy tinh thể. Ảnh: Internet

Phương pháp điều trị

Đục thủy tinh thể có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật. Bởi vì thuốc nhỏ mắt không thể loại bỏ độ đục nên người ta thường phải phẫu thuật bằng phương pháp cấy ghép thấu kính nội nhãn.

Thủy tinh thể nhân tạo – thấu kính nội nhãn. Ảnh: Internet

Nên hỏi ý kiến bác sĩ và tiến hành phẫu thuật vào thời điểm thích hợp. Lúc đó, việc chọn thấu kính nội nhãn phù hợp với bản thân và điều chỉnh phù hợp với cuộc sống thường ngày rất là quan trọng.