Phụ Nữ Sức Khỏe

9 dấu hiệu F0 đang cách ly ở nhà cần nhập viện càng sớm càng tốt, không được chần chừ

Hiện nay, trường hợp F0 tự cách ly điều trị tại nhà vẫn rất nhiều. Tuy nhiên, bản thân người bệnh và gia đình cần đặc biệt chú ý. Nếu thấy có 9 dấu hiệu sau, phải lập tức liên hệ ngay với cơ sở y tế.

F0 điều trị tại nhà, nếu thấy có 9 dấu hiệu này phải đi viện ngay lập tức

‘Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động’ do Bộ Y tế ban hành chỉ ra rằng việc theo dõi sức khỏe F0 hàng ngày rất quan trọng. Điều này nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp trở nặng để có thể xử trí và chuyển tới bệnh viện điều trị kịp thời.

Theo đó, F0 điều trị tại nhà nên tự theo dõi sức khỏe bản thân bằng cách điền đầy đủ thông tin vào bảng theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày. Đồng thời, theo dõi tình trạng bản thân sát sao

Bộ Y tế cũng liệt kê ra các dấu hiệu trở nặng của F0. Khi có những biểu hiện này cần đượcchuyển tới bệnh viện ngay. Những dấu hiệu này gồm:

+ Khó thở, hụt hơi, hoặc trẻ có dấu hiệu bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít.

+ Nhịp thở tăng lên: Ở người lớn là ≥ 21 lần/phút, với trẻ em từ 1 – 5 tuổi là ≥ 40 lần/phút, trẻ từ 5 – 12 tuổi là ≥ 30 lần/phút.

Khi đếm nhip thở của trẻ em, gia đình nên lưu ý là đếm đủ trong 1 phút khi trẻ nằm yên, không khóc.

+ Chỉ số SpO2 ≤ 95%. Khi phát hiện bất thường, bạn đo lại lần 2 sau 30 giây – 1 phút. Khi đo cần yêu cầu giữ yên vị trí đo. Nếu có sơn móng tay thì nên tẩy trước khi đo.

+ Bị đau tức ngực thường xuyên, có cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

+ F0 bị thay đổi ý thức như lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

+ Môi, đầu móng tay tím tái, móng tay, chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

+ Không thể uống, trẻ bú kém, giảm ăn, nôn.

+ F0 là trẻ em thì có biểu hiện sốt cao, đỏ mắt, đỏ môi, đỏ lưỡi, ngón tay ngón chân sưng phủ nổi ban đỏ, có nốt hoặc màng xuất huyết.

+ Bất kể tình trạng nào F0 thấy lo lắng, bất ổn gia đình cũng cần lưu ý để liên hệ với y tế ngay.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc theo dõi F0 có thể do F0, thành viên gia đình, trạm y tế cấp xã hoặc trạm y tế lưu động hoặc tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng đảm nhiệm.

F0 điều trị tại nhà mà đột nhiên trở nặng thì cần làm gì trong lúc chờ y tế tới?

Theo Ths. BS Trần Thị Hoa Vi (Trường ĐH Y khoa Phạm ngọc Thạch), F0 thường trở nặng vào ngày thứ 5 – ngày thứ 10. Bệnh trở nặng do chính phản ứng miễn dịch của cơ thể, giới chuyên môn gọi là cơn bão cytokine.

Theo BS. Vi, nếu trong nhà có người dương tính và trở nặng, bạn cần gọi y tế ngay. Trong lúc chờ nhân viên y tế tới hãy hướng dẫn cho F0 tập thở.

F0 nên tập thở bằng cách hít sâu nhẹ nhàng từ từ rồi thở ra bằng miệng từ từ. Khi tập thở, F0 nên tập trung, chỉ nghĩ tới việc hít vào và thở ra chứ không nghĩ tới việc khác. Nên tập liên tục trong 15 phút/lần.

F0 có thể tập thở ở nhiều tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp.

Việc tập thở ở nhiều tư thế giúp bệnh nhân bất xứng thông khí tưới máu giữa các vùng phế nang. Do đó, khi tập thở ở nhiều tư thế sẽ giúp cải thiện vấn đề này. Nhờ đó, việc thông khí của bệnh nhân tốt hơn, có thể làm giảm tổn thương các phế nang nhiều hơn. F0 cũng nên duy trì tập thở liên tục trong thời gian mắc bệnh.

Đây là toàn bộ thông tin mà các chuyên gia đã chia sẻ trên báo chí, mọi người nên lưu ý. Bởi, với biến chủng Delta, F0 có thể trở nặng rất nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Phân bổ thêm 8 triệu liều vắc-xin Covid-19 Vero Cell

Trong số 8 triệu liều vắc-xin Covid-19 Vero Cell vừa được phân bổ, TP Hà Nội nhận nhiều nhất với...

Lo "nuốt trúng" virus từ thực phẩm, BS Trương Hữu Khanh nhắc nhở: Mua đồ mang về, hãy nhớ đôi...

Nhiều người lo lắng về việc có thể nhiễm bệnh từ đồ ăn mua ngoài hàng về. Hãy cùng nghe...

3 dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ nên biết để bảo...

Quan hệ tình dục không an toàn sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có những căn...

4 điều nên biết về tiêm trộn 2 loại vắc xin, nên biết để không hoang mang

Việc tiêm kết hợp 2 loại vắc xin khác nhau không phải là hiện tượng mới và đã được nhiều...

3 biểu hiện khi ngủ chứng tỏ gan suy yếu, có 1 điểm cũng không được chủ quan

Khi thấy những dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Nhìn thấy 4 dấu hiệu này trên bàn tay biết ngay mắc bệnh tiểu đường, cần đi khám gấp

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu này, có thể lượng đường trong máu của bạn đang tăng, nguy...

Nguyên tắc 3 tránh, 2 làm giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Ở người khỏe mạnh, tuyến tụy sẽ tạo ra insulin để đưa đường vào tế bào. Nhưng nếu bạn đã...

Tin mới nhất

Chuyên gia chỉ ra cách chữa trị hiệu quả nhất đối với những người viêm mũi dị ứng

7 phút trước

Cảnh báo gan nhiễm mỡ: Sưng tấy ở những bộ phận cơ thể này có thể là dấu hiệu bệnh...

7 phút trước

'Đèn đỏ' có thể gây đau đầu, ảnh hưởng tâm trí và còn gì nữa?

7 giờ trước

Vì sao người ngủ ngáy luôn nói họ không ngáy?

7 giờ trước

Kiểu áo blouse 'bánh bèo' giúp bạn gái ghi điểm tuyệt đối vì xinh đẹp, thời thượng như tiểu thư

7 giờ trước

Cách bôi kem dưỡng mắt theo hình chữ S: Mẹo ít ai biết giúp chị em U40 trẻ ra chục...

7 giờ trước

Uống nước dừa thực sự giúp giảm cân?

7 giờ trước

Cách trị nóng gan nổi mụn: Bí kíp da đẹp, gan khỏe nhờ ăn uống thông minh, đúng cách

7 giờ trước

Tìm hiểu u xơ tử cung ác tính là gì và cách điều trị

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình