Nguyên nhân phổ biến của các ca đột tử vào ban đêm
Con người thường ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày, tương đương 1/3 cuộc đời. Giấc ngủ giúp chúng ta nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng cho ngày mới. Tuy nhiên, một số người lại ra đi mãi mãi vào ban đêm.
Tất nhiên, bạn cũng không cần phải sợ khi đi ngủ. Theo Wall Street Journal, hiếm khi có người chết bất ngờ khi đang ngủ trừ khi có nguyên nhân tiềm ẩn từ trước. Một số yếu tố sức khỏe có thể gây ra mối nguy đó, chẳng hạn như sức khỏe tim mạch. Bệnh tim mạch vành là nguyên nhân chính dẫn tới đột tử do tim.
Theo thống kê đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, 15 đến 20% số ca tử vong liên quan tới đột tử do tim. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nhịp tim cũng cho thấy trong số những ca tử vong đột ngột do tim, 22% xảy ra vào ban đêm. Mặc dù mọi người không có nhiều khả năng chết vì ngừng tim vào ban đêm nhưng đây là lý do phổ biến nhất khiến mọi người chết khi đang ngủ.
Ngừng tim là gì?
Theo Medline Plus, ngừng tim đột ngột xảy ra khi hệ thống dẫn truyền trong tim gặp trục trặc và gây ra nhịp tim không đều. Những người bị ngừng tim đôi khi sẽ cảm thấy chóng mặt trước khi ngất xỉu.
Ngừng tim khác với đau tim. Ngừng tim là tim gặp trục trặc, ngừng đập. Trong khi đó, cơn đau tim xảy ra khi máu vào động mạch bị tắc ngẽn, tim vẫn đập. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người từng bị đau tim có nguy cơ bị ngừng tim cao hơn.
Rất khó để chẩn đoán ngừng tim sớm mặc dù một số người có thể bị đau ngực, khó thở hoặc buồn nôn khoảng một giờ trước đó. Các bác sĩ thường xác định các ca ngừng tim sau khi sự cố xảy ra.
Yếu tố tăng nguy cơ
Nghiên cứu năm 2021 cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng bị đột tử do tim vào ban đêm hơn nam giới. Những người dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và các loại thuốc khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương cũng có nguy cơ cao. Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn cũng cần đề phòng.
Theo Mayo Clinic, những người có trái tim khỏe mạnh vẫn có thể bị ngừng tim. Tuy nhiên, những người có các vấn đề về tim như bệnh động mạch vành, van tim hoặc các bệnh về cấu trúc tim có nguy cơ bị ngừng tim đột ngột cao hơn.
Ngoài ra, người tuổi cao, bị huyết áp cao, bệnh thận mạn tính, tiểu đường, béo phì hoặc cholesterol cao, lười vận động hút thuốc hoặc sử dụng ma túy cũng nằm trong nhóm nguy hiểm.
Do đó, bạn có thể giảm nguy cơ cơ bằng cách bỏ hút thuốc, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát huyết áp, cholesterol. Những người sống sót sau khi bị ngừng tim có thể được cấy máy khử rung tim vào ngực để kiểm soát nhịp tim. Bạn cũng có thể làm xét nghiệm di truyền để phát hiện hội chứng hội chứng QT kéo dài có thể gây ngừng tim.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...