Nhiệt miệng là gì?

Trước khi đi sâu vào nội dung nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên thì hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn bệnh lý này.

Nhiệt miệng (aphthous ulcer) là một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông, hình thành ở những mô mềm như bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi, bên trên nướu,... Các vết loét này thường kéo dài từ 7 - 10 ngày và tự lành mà không gây sẹo.

Nhiệt miệng là hiện tượng dễ thấy ở nhiều người với khả năng tái phát cao nếu không biết cách chăm sóc răng miệng sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh lý này có tính chất chu kỳ lặp lại gần giống nhau, mỗi đợt kéo dài khoảng 10 - 15 ngày. Bắt đầu với việc xuất hiện một hoặc vài đốm trắng nhỏ hơi đau và nổi gồ lên bên trong niêm mạc miệng. Đốm trắng to dần sau vài ngày đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

Nguyên nhân nhiệt miệng liên tục

Hiện nay chưa có bất cứ chuyên gia nào xác định rõ nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên nhưng có một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng này. Cụ thể là:

Nhiệt miệng do tổn thương miệng

Thông thường vùng da bên trong miệng rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương nếu chịu những tác động quá mạnh. Chẳng hạn như miệng có thể bị loét khi làm răng, đánh răng không đúng cách, chơi thể thao,… Ngoài ra còn bị khi vô tình cắn phải miệng khi ăn từ đó dẫn tới nhiệt miệng.

Người bệnh đánh răng không đúng cách rất dễ gây tổn thương vùng da mỏng trong miệng dẫn đến tình trạng viêm loét - Ảnh minh họa: Internet

Nhiệt miệng do sản phẩm chăm sóc răng miệng

Các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng và nước súc miệng có công dụng loại bỏ mảng bám và khử mùi hôi. Tuy nhiên, người bệnh có nguy cơ bị nhiệt miệng cao nếu mẫn cảm với chất sodium lauryl sulfate (SLS) có trong những sản phẩm này.

Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên. Bởi một số loại thực phẩm có khả năng làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng như thức ăn mặn, cay và có tính axit.

Ngoài ra, tình trạng nhiệt miệng còn do chế độ ăn uống thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng như axit folic, kẽm, sắt… Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ đã cho 58 người thường bị nhiệt miệng dùng 1.000mcg vitamin B12 vào buổi tối trong vòng 6 tháng.

Người bệnh ăn đồ cay nóng là một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet

Kết quả cho thấy 74% người trong số đó không còn tình trạng bị nhiệt miệng sau thời gian thí nghiệm.

Do vi khuẩn gây loét dạ dày

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và viêm loét dạ dày. Ngoài ra nó cũng còn xuất hiện trong khoang miệng gây ra tình trạng nhiệt miệng ở nhiều người.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên ở trên, người bệnh cũng dễ mắc phải triệu chứng này khi:

Bà bầu sau sinh cũng có nguy cơ mắc chứng nhiệt miệng cao vì quá trình thay đổi tiết tố cơ thể - Ảnh minh họa: Internet
  • Chứng nhiệt miệng có khả năng di truyền nên người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiệt miệng cao hơn nếu ba mẹ thường xuyên mắc chứng này.
  • Người bệnh dễ bị nhiệt miệng hơn nếu gặp phải tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài.
  • Đang trải qua quá trình thay đổi nội tiết tố sau sinh hay trong kỳ kinh kinh nguyệt cũng dễ bị nhiệt miệng hơn.
  • Đang mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh có thể gây viêm như Crohn, hội chứng Behcet hay HIV/AIDS.

Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Bệnh Herpangina

Bệnh Herpangina lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt là qua nước mũi, nước bọt hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Các triệu chứng thường thấy của bệnh bao gồm:

  • Trẻ bị nhiệt miệng và sốt cao đột ngột, có thể lên tới 40 độ C
  • Trẻ sơ sinh xuất hiện các vết viêm loét ở cuống họng và mặt sau cổ họng sau 1 - 2 ngày nhiễm virus. Sau một thời gian, vết loét sẽ có màu xám trắng và viền đỏ xung quanh.
  • Bé bị nhiệt miệng và sốt nhẹ, trẻ vẫn có thể ăn đồ loãng, đồ mềm bình thường. Nhưng khi bệnh nặng hơn trẻ rất dễ bỏ ăn do đau họng và khó nuốt.

Ung thư lưỡi

Nếu vết loét xuất hiện ở lưỡi kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi. Theo thống kê, ung thư lưỡi chiếm 52% trong tổng số các bệnh ung thư khoang miệng.

Người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ chuyển sang bệnh ung thư lưỡi - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp phát hiện ở giai đoạn cuối thì tỉ lệ sống từ 5 năm chỉ chiếm khoảng 8%.

Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh thường rất khó để phát hiện bệnh. Hầu hết các dấu hiệu của bệnh đều dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Do đó, người bệnh thường tìm đến bác sĩ khi bệnh bắt đầu chuyển qua giai đoạn nặng hơn.

Nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Trên thực tế nhiệt miệng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Với mức độ nhẹ nó có thể tự khỏi sau 1 tuần nếu người bệnh giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và kiêng cử thức ăn tốt. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chăm sóc kỹ răng miệng của mình và để tình trạng này kéo dài rất dễ gây ra nhiều biến chứng xấu như:

Nhiệt miệng lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm cấp

Trường hợp này xảy ra khi người bệnh không duy trì thực hiện việc kiêng các loại đồ ăn, thức uống cay nóng như ớt, gừng, tỏi hay các loại quả có chứa axit cao. Điều này khiến vết loét nhiệt trở nên nặng hơn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mãn tính.

Tình trạng nhiệt miệng kéo dài rất dễ dẫn đến hiện tượng viêm cấp nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe miệng

Nếu người bệnh áp dụng phương pháp điều trị sai cách sẽ làm cho vết loét bị nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe miệng. Biểu hiện cơ bản nhất đó là sưng viêm tấy lan ra cả lưỡi, má hàm, người bệnh bị suy nhược cơ thể kèm theo sốt cao, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn,…

Ngoài ra, hiện tượng loét lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu tiềm tàng của những căn bệnh nguy hiểm như ung thư lưỡi.

Một số lưu ý cho người mắc chứng nhiệt miệng thường xuyên

  • Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày và ưu tiên dùng chỉ nha khoa
  • Người bệnh nên chuyển sang dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng không chứa sodium lauryl sulfate để theo dõi tình trạng nhiệt miệng có cải thiện tốt hay không.
  • Tập thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và không dùng các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá,...
  • Trong một số trường hợp bệnh ngày càng nặng hơn, người bệnh tốt nhất nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được chỉ định dùng kháng sinh điều trị hiệu quả.
  • Thường xuyên tập thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng
  • Thực hành các bài tập thở sâu để giải tỏa căng thẳng hoặc thiền
  • Tâm sự với người thân hoặc chuyên gia về các vấn đề gây căng thẳng

Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên thông thường không quá nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu trước vấn đề này để có cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả trước khi bệnh xuất hiện.