Những nguyên nhân có thể dẫn đến chảy máu chân răng

Nếu bạn bị chảy máu chân răng thường xuyên thì càng phải cẩn thận. Đầu tiên chính là đánh giá xem đâu thật sự là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trang tạp chí mạng “Reader's Digest” (Mỹ) đã có bài tổng kết 6 nguyên nhân chủ yếu khiến bạn chảy máu chân răng.

Mảng bám vi khuẩn là nhân tố gây viêm chân răng - Ảnh minh họa: Internet

Viêm chân răng

Khi các tác nhân gây hại điển hình như mảng bám vi khuẩn tập trung trên răng lâu ngày sẽ khiến chân răng bị viêm. Do bạn sẽ không có cảm giác đau nhức nên càng dễ dàng bỏ qua. Một khi không sớm xử lý có thể phát triển thành bệnh nha chu như rụng răng, tổ chức chân răng bị phá hủy, dễ chảy máu.

Hút thuốc

Nguy cơ chảy máu chân răng ở những người hút thuốc lá sẽ càng cao hơn người không hút. Khói thuốc khi được “hút vào” cũng sẽ lưu lại độc tố có tính kích thích trên răng, đồng thời rất khó loại bỏ chỉ bằng việc đánh răng. Các độc tố này sẽ khiến chức năng chân răng bị “ác tính hóa” và thường xuyên chảy máu khi bị tác động.

Không những vậy, phản ứng miễn dịch đối với chứng viêm nhiễm của người nghiện thuốc cũng bị tổn hại không nhỏ, cản trở sự cung cấp máu cũng như hồi phục cho các tổ chức tế bào. Các vấn đề này đều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe chân răng.

Dinh dưỡng không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chảy máu chân răng - Ảnh minh họa: Internet

Dinh dưỡng không tốt

Chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng chính là yếu tố then chốt góp phần thúc đẩy sức khỏe răng miệng. Khi bạn hấp thu thiếu chất, răng và nướu đều dễ gặp vấn đề, một trong số đó chính là tình trạng chảy máu chân răng.

Phụ nữ dễ bị chảy máu chân răng hơn

Các chuyên gia sức khỏe trên trang People lý giải: Giới tính cũng là vấn đề tạo nên sự khác biệt đối với tình trạng chảy máu chân răng. Thông thường, nữ giới lại dễ mắc phải hơn nam giới. Nguyên nhân chủ yếu chính là trong thời kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi Estrogen có thể dẫn đến viêm chân răng.

Ngoài ra, sự biến hóa các hormone trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ cũng có thể trở thành nguyên nhân chảy máu chân răng bởi các bệnh viêm nha chu hay viêm chân răng.

Dùng lực quá mạnh khi đánh răng cũng khiến chân răng chảy máu - Ảnh minh họa: Internet

Ngoại thương

Chân răng là một tổ chức tương đối mềm, nếu bạn dùng bàn chải quá cứng hoặc dùng lực mạnh khi đánh răng có thể gây tổn thương, sưng phù và xuất huyết. Đây được xem lại nguyên nhân chảy máu chân răng bởi ngoại lực bên ngoài, không thuộc về bệnh lý.

Đang sử dụng thuốc

Tuy không phải uống thuốc là bị chảy máu chân răng nhưng thực tế, một số loại thuốc có thể tăng nguy cơ xuất huyết ở răng, chẳng hạn như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng cao huyết áp, thuốc chống co giật v.v…

Một số biểu hiện khác cho thấy bạn đang mắc bệnh về khoang miệng và chân răng

Xuất huyết khoang miệng

Nếu bạn phát hiện khi đánh răng hoặc sau khi dùng chỉ nha khoa mà chân răng bị chảy máu thì đây là hiện tượng không đảm bảo sức khỏe răng miệng. Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Nha khoa thuộc trường đại học Case Western Reserve (Mỹ), xuất huyết ở răng là một tín hiệu rõ ràng của viêm chân răng, tuy là bệnh nhẹ nhưng vẫn cần điều trị sớm.

Hôi miệng

Bạn nên sớm điều trị khi răng miệng có biểu hiện không khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Ai cũng thỉnh thoảng bị chứng hôi miệng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, gần như mãn tính thậm chí ngày càng nặng thì bạn cần chú ý bệnh chân răng. Thông thường là do vi khuẩn ở chân răng không được loại bỏ từ việc vệ sinh răng miệng, tích tụ lâu ngày gây mùi hôi khó chịu.

Răng bị lệch

Một số người sẽ phát hiện khoảng cách giữa hai chiếc răng có xuất hiện khe hở mà trước đây không có, hoặc là răng lệch về trước hay sau một cách mất trật tự v.v… Đây đều có thể là tín hiệu của bệnh về chân răng mà bạn cần lưu ý để tìm ra nguyên nhân cụ thể, kịp thời điều trị.

Chân răng sưng đỏ

Khi chân răng bị sưng đỏ, có khi kèm theo đau nhức cũng là biểu hiện viêm chân răng. Tình trạng này nếu không sớm khắc phục sẽ phát triển thành viêm nha chu. Lúc này, chân răng càng dễ bị co rút hoặc hình thành các túi nha chu dễ bị viêm nhiễm.

Nguồn: http://health.people.com.cn/n1/2018/1224/c14739-30483052.html