Nguy cơ nhiều người bị gián đoạn tiêm chủng vắc xin Moderna
Chiều tối 4/9, tại cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, ông Phạm Đức Hải - Phó ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm cho người dân từ chiến dịch đầu tiên đến ngày 3/9 đã đạt 6.321.049. Trong đó, tổng số mũi thứ nhất là 5.923.063, mũi hai là 397.986, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 691.358.
Theo ông Hải, từ nay đến ngày 15/9 thành phố sẽ tiêm mũi thứ nhất cho khoảng 680.000 người, đạt tỷ lệ bao phủ 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi thứ nhất. Tiêm nhắc mũi thứ hai cho những người đã tiêm mũi thứ nhất đủ thời gian theo từng loại vắc xin với khoảng 2.089.000 người. Tổng số lượng vắc xin cần sử dụng là 2.769.000 liều.
Vắc xin tiếp tục được ưu tiên cho các nhóm: người cao tuổi; người có bệnh lý nền; thai phụ từ 13 tuần tuổi trở lên và bà mẹ đang cho con bú; lực lượng tuyến đầu chống dịch (những người chưa tiêm); lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (nhà đầu tư, doanh nghiệp, công nhân trong và ngoài các khu công nghiệp, người lao động thuộc nhóm cung cấp dịch vụ và hàng hóa thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông).
Trên thực tế, công tác tiêm chủng đang gặp những khó khăn nhất định khi một số loại vắc xin cần thiết cho mũi tiêm thứ hai đã rơi vào tình trạng khan hiếm. Cụ thể, nhiều người đã đến thời gian chích nhắc mũi thứ hai đối với vắc xin Moderna nhưng vẫn chưa được ngành y tế thông báo cụ thể về kế hoạch tiêm.
Trao đổi với Tiền Phong, BS Nguyễn Hồng Tâm - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết: “Hiện giờ chúng tôi chưa nhận được vắc xin Moderna cho đợt 2. Ngành y tế thành phố đang tính toán đến những giải pháp phù hợp về khoa học và chuyên môn để có phương án tiên phong cho cộng đồng”.
Theo BS Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, COVID-19 là bệnh mới nên chưa có thống kê nào về việc tiêm vắc xin phòng ngừa trễ hơn một tuần, mười ngày hay một tháng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào. Tất cả những khuyến cáo đều kêu gọi người dân tiếp cận chích ngừa càng sớm càng tốt khi có vắc xin.
Ngày 27/7/2021 Bộ Y tế có công văn về việc hướng dẫn tiêm 2 liều vắc xin phòng COVID-19. Theo đó, để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin từ các nguồn khác nhau, theo kinh nghiệm sử dụng vắc xin của một số quốc gia, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới; Bộ Y tế hướng dẫn: Những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.
Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca. Những người đã tiêm vắc xin do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...