Nguy cơ lây nhiễm hàng loạt nếu truyền máu từ người hiến mang bệnh
Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM cho biết tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh lây lan qua đường máu như HIV, giang mai, viêm gan siêu B, C... rất phổ biến. Đặc biệt viêm gan siêu vi B có tỷ lệ mắc 8-25% dân số. Ở người hiến máu sau khi sàng lọc kiểm tra, tỷ lệ mắc viêm gan siêu vi B đến 11,4%.
Theo bác sĩ Dũng, có hai loại xét nghiệm cần được thực hiện để đảm bảo độ an toàn của nguồn máu hiến. Đầu tiên là xét nghiệm huyết thanh nhằm phát hiện các kháng thể và kháng nguyên, sau đó là xét nghiệm với kỹ thuật khuếch đại axit nuleic NAT. Kỹ thuật này giúp phát hiện các mẫu máu nhiễm HIV, viêm gan C, viêm gan B sớm hơn thông thường.
Sau 5 tháng triển khai hoạt động, hệ thống sàng lọc mới tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM đã giúp giảm thiểu sai sót, cho kết quả chính xác, rút ngắn giai đoạn cửa sổ phát hiện sớm các virus lây nhiễm có trong mẫu máu thu thập.
Việc phát hiện virus HIV 18-21 ngày sau khi phơi nhiễm giảm xuống còn 10 ngày. Các virus viêm gan siêu vi B, C được xác định trong 34 ngày và 23 ngày thay vì 59 ngày và 82 ngày so với trước. Mẫu máu sau khi phát hiện dương tính sẽ hủy bỏ và truy thông tin để thông báo tình trạng bệnh lại cho người hiến.
"Mỗi năm ngân hàng máu của bệnh viện tiếp nhận khoảng 250.000 đơn vị máu, chiếm 1/4 cả nước, phần lớn từ các nguồn hiến máu tình nguyện.
Máu từ nơi đây sau khi được sàng lọc sẽ được cung cấp cho các bệnh viện khi có nhu cầu", bác sĩ Dũng chia sẻ. Việc đầu tư hệ thống thực hiện xét nghiệm sàng lọc NAT đạt tiêu chuẩn quốc tế nằm trong lộ trình Bộ Y tế tiến tới 100% các cơ sở cả nước phải đảm bảo an toàn truyền máu theo quy chuẩn trước 1/1/2018.
Mỗi năm trên thế giới thu nhận 108 triệu đơn vị máu hiến. Việt Nam đạt khoảng một triệu đơn vị máu hiến, trong khi nhu cầu hiện tại khoảng 1,8 triệu đơn vị máu mỗi năm. Nguồn máu được hiến bởi một người có thể giúp bảo vệ cuộc sống cho 3 người khác, chế phẩm từ máu của một người có thể giúp ích cho hàng trăm bệnh nhân khác.
Việc hiến máu hoàn toàn an toàn. Người hiến máu có thể cho đi khoảng 500 ml hoặc 8-12% thể tích máu lưu thông trong mỗi lần hiến máu và có thể hiến tặng máu mỗi 3 tháng. Điều này có thể giúp các bệnh nhân vượt qua các căn bệnh hiểm nghèo, sống lâu hơn với chất lượng cuộc sống cao hơn, hỗ trợ các quy trình y tế và phẫu thuật phức tạp.
5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn gây hại cho sức khỏe
Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng...
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn thịt xông khói?
Thịt xông khói có thực sự không tốt cho bạn? Ăn ở mức độ vừa phải có ổn không?
6 thói quen làm tăng nguy cơ gout, cần thay đổi sớm
Một số thói quen hàng ngày của bạn tưởng chừng vô hại nhưng có thể làm tăng nồng độ axit...
Dấu hiệu cơ thể đang kháng insulin
Các triệu chứng kháng insulin có thể khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu không kịp nhận biết và...