Những tháng đầu tiên của thai kỳ dường như là thời điểm quan trọng nhất để quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Các yếu tố bên ngoài đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà mẹ và cả thai nhi. Nhiều trường hợp, các mẹ bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 3, thứ 4. Và điều này khiến các mẹ cảm thấy lo lắng vì không biết có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Để giúp mẹ được yên tâm hơn, bài viết này sẽ giải đáp nỗ lo lắng này và phương pháp điều trị hợp lý cho bạn.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 3

Không riêng gì phụ nữ khi mang thai mà người bình thường cũng dễ dàng mắc phải tình trạng bị cảm sốt. Tuy nhiên, nếu như đang mang thai mà bị cảm cúm thì tình trạng cũng sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều vì nó có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và cả thai nhi.

Thông thường, yếu tố thời tiết giao mùa, khí hậu khắc nghiệt là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh vặt như sốt, sổ mũi hay cảm cúm nói chung. Đây là thời điểm mà các vi khuẩn gây hại có cơ hội phát sinh và lây lan nhanh chóng hơn.

Những người có sức đề kháng yếu như trẻ em rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt mẹ bầu đang gặp phải sự thay đổi nội tiết tố cơ thể nếu như không có biện pháp phòng tránh kịp thời sẽ rất dễ bị cảm sốt.

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 3 là do yếu tố môi trường (Ảnh: Internet)

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 3 có nguy hiểm không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các vi khuẩn, virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi. Đặc biệt ở trong 3 tháng đầu khi mang thai thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì không phải virus gây bệnh nào cũng đều khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm nắng, sốt quá cao, bị nhiễm độc do virus gây ra có thể khiến cho thai nhi bị chết lưu hay xảy thai.

Giai đoạn 3 tháng đầu khá quan trọng bởi vì thai nhi quá nhỏ, dễ bị tác động từ bên ngoài, dễ bị sảy thai. Tuy nhiên, nếu các mẹ biết chú ý, đảm bảo sức khỏe cơ thể và chế độ dinh dưỡng phù hợp thì thai nhi sẽ được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Nếu mẹ bầu bị cảm cúm  khi mang thai ở tháng thứ 3 thì bạn cũng không nên lo lắng quá nhiều. Vì tâm lý không tốt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Do vậy, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên khi khám bác sĩ để tìm ra cách điều trị phù hợp và an toàn nhất nhé.

Điều trị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 3

Nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, nếu bị sốt và cảm cúm ở 3 tháng đầu mang thai thì tỷ lệ con sinh ra bị dị tật bẩm sinh có thể trên 10% và tỷ lệ con bị mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ cao hơn gấp đôi cho với các bà mẹ mang thai bình thường.

Chính để phòng ngừa và mau chóng điều trị bệnh nhanh chóng, bảo vệ an toàn cho thai nhi, bạn cần nhận biết dấu hiệu bị cảm cúm sớm nhất có thể. Dưới đây là các triệu chứng cho thấy mẹ bầu đang bị cảm cúm:

  • Bắt đầu sốt ở nhiệt độ 38 – 39.
  • Thường xuyên bị rét run, cảm giác ớn lạnh ngay cả khi thời tiết nắng nóng.
  • Bị đau đầu, mệt mỏi và hay cáu gắt.
  • Có thể kèm theo dấu hiệu bị ho khan, đau họng.
  • Bị hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
  • Các cơ bị đau nhức dù không mang vác nặng và ăn không thấy ngon miệng.

Đây là triệu chứng thông thường mà khi bị cảm cúm bạn có thể cảm nhận được. Đối với các mẹ có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao thì tình trạng bệnh sẽ giảm dần trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, khi phát hiện mình bị bệnh, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên và cách điều trị hiệu quả mà an toàn nhất.

Nên thăm khám bác sĩ khi bị cảm cúm khi mang thai (Ảnh: Internet)

Không nên tự ý áp dụng biện pháp điều trị cảm cúm tại nhà khi mang thai. Vì nếu không đủ kiến thức bạn sẽ không biết được thành phần nào sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Như vậy, trước khi áp dụng biện pháp điều trị cảm an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và người có kinh nghiệm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.

Điều quan trọng là các mẹ nên đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp chế độ nghỉ ngơi phù hợp, giữ ấm cơ thể, tránh gió lạnh tốt nhất. Cách làm đơn giản này sẽ cải thiện tình trạng bệnh cúm tự nhiên mà khá hiệu quả đấy.

Bởi vậy, khi các mẹ bị cảm cúm, sốt khi mang thai tháng thứ 3 cũng không nên quá lo lắng. Và nên thực hiện việc thăm khám bác sĩ, chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khỏe của mẹ và chăm sóc thai nhi phát triển tốt nhất nhé.