Người Trung Quốc lì xì Tết bằng những cú chạm điện thoại
Tặng lì xì, hay hồng bao, trong Tết Nguyên đán là truyền thống lâu đời của người Trung Quốc, với lời cầu mong may mắn và thịnh vượng dành cho người nhận.
Ở Trung Quốc, những phong bao lì xì thường được trao theo cặp, chứa tiền mặt và những lời chúc như "cung hỉ phát tài" hay "an khang thịnh vượng".
Màu đỏ của lì xì tượng trưng cho may mắn, số tiền bên trong thường là số chẵn, với hàm ý phát lộc phát tài. Ngoài Tết Nguyên đán, hồng bao còn được trao tặng vào những dịp đặc biệt như đám cưới và sinh nhật.
Ngay từ thời nhà Hán (206 TCN-220 SCN), bao lì xì đã được sử dụng để xua đuổi tà ma. Theo thời gian, người lớn dùng lì xì để cầu mong điều tốt lành cho con cái và những người trẻ tuổi khác.
Ngày nay, tập tục văn hóa phát triển song hành với sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số, khiến hình thức trao tặng lì xì cũng được "số hóa".
Tại Trung Quốc đại lục, lì xì điện tử đã trở thành cách phổ biến nhất để mọi người gửi lời chúc đến nhau kể từ sau khi nền tảng mạng xã hội WeChat ra mắt chức năng này vào năm 2014.
Lì xì điện tử thực sự bùng nổ sau Gala mừng năm mới của đài truyền hình CCTV, chương trình được xem nhiều nhất tại Trung Quốc, khi phần thưởng tiền mặt ngẫu nhiên được trao cho khán giả dưới dạng hồng bao kỹ thuật số.
Sau sự kiện trên, 200 triệu người dùng WeChat đã kết nối tài khoản ngân hàng của họ với nền tảng mạng xã hội, Global Times đưa tin. Kể từ đó, nhiều công ty công nghệ đã triển khai chức năng lì xì kỹ thuật số, khiến việc gửi lì xì qua mạng trở thành hoạt động chính thống và phổ biến.
Ở Hong Kong (Trung Quốc), hồng bao kỹ thuật số cũng ngày càng phổ biến. Theo dữ liệu do Tencent Hong Kong công bố năm 2024, số lần gửi lì xì điện tử từ ngày 9 đến13/2 (từ đêm Giao thừa đến mùng 4 Tết Nguyên đán) và số lượng người dùng thực hiện đều tăng gấp đôi so với năm 2023.
Theo SCMP, có nhiều lý do khác nhau khiến lì xì điện tử trở thành xu hướng thống trị, thay thế cho hồng bao giấy truyền thống.
Gửi lì xì điện tử tiện lợi và thân thiện với môi trường hơn, đồng thời vẫn tuân theo truyền thống văn hóa Trung Hoa. Tại Hong Kong, nhóm môi trường Greeners Action ước tính có 320 triệu bao lì xì giấy được trao tặng vào năm 2023 - tương đương với khoảng 16.300 cây xanh bị đốn hạ.
Bên cạnh đó, những trò vui như "xổ số lì xì", khi một hồng bao lớn được gửi vào nhóm trò chuyện và mỗi người mở ra sẽ nhận được số tiền ngẫu nhiên, khiến lì xì điện tử trở nên thú vị hơn. Cơ chế may rủi giúp người nhận có được niềm phấn khích nho nhỏ khi bốc lì xì nhóm.
Dù hồng bao điện tử trở thành xu hướng, không ai biết được lì xì truyền thống có biến mất hay không. Bất chấp sự tiện lợi từ công nghệ, nhiều người vẫn yêu thích cảm giác trao - nhận tận tay hồng bao giấy.
"Tôi thích quá trình trao tặng hồng bao giấy, đó là văn hóa truyền thống và mang lại cảm giác chân thật hơn. Dù bây giờ tôi chủ yếu tặng hồng bao điện tử, tôi vẫn chuẩn bị một ít tiền mặt đựng vào lì xì đỏ để tặng trẻ con hàng xóm mỗi dịp Tết", một người dùng mạng chia sẻ.
Một người dùng Xiaohongshu (nền tảng tương tự Instagram của Trung Quốc) cho rằng ngoài ý nghĩa văn hóa, lì xì giấy vẫn an toàn hơn vì gửi hồng bao điện tử có thể bị lợi dụng để lừa đảo.
"Một số người lớn tuổi trong nhà tôi đã gặp tình huống như vậy. Họ nhấp vào quảng cáo 'hồng bao miễn phí', được yêu cầu nhập số thẻ ngân hàng để nhận được khoản thưởng lớn, tôi nghĩ như vậy thật nguy hiểm", người này bày tỏ.
Chợ mạng tung chiêu 'độc lạ' để hút khách mua sắm Tết
Các nền tảng mua sắm online đang bước vào giai đoạn sôi động của mua sắm Tết với nhiều ưu...
Phí đổi tiền mới tăng từng ngày, có nơi lên đến 50%
Trong khi người làm trong ngân hàng chạy vạy khắp nơi vẫn không thể đổi được tiền mới thì bên...
Nhập lậu cả trứng cá, hàu giống, heo thải giá rẻ…về Việt Nam tiêu thụ
Dù lực lượng chức năng đã tiến hành các biện pháp kiểm tra, bắt giữ liên tục nhưng tình hình...
Tại sao người Hàn Quốc đam mê đi dép lê ra đường dù trời rét buốt
Ở Hàn Quốc, hình ảnh những người mặc áo khoác đại hàn nhưng đi dép lê giữa trời tuyết rất...