Người phụ nữ mất tiền tỷ sau cuộc gọi của kẻ mạo danh công an
Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tiếp nhận trình báo của chị H.T.T.N. (trú tại TP Huế) về việc bị lừa chiếm đoạt số tiền 2,589 tỷ đồng.
Theo trình báo của chị N., sau khi nhận được cuộc gọi từ một người xưng là cán bộ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo về việc chị liên quan đến đường dây buôn bán ma túy và lừa đảo, chị rất hoang mang. Khi giải thích rằng không liên quan đến đường dây mua bán ma túy và lừa đảo, đối tượng yêu cầu chị phải hợp tác.
Lo lắng, chị N. thực hiện theo các yêu cầu của đối tượng, mua một điện thoại, sim rồi tải và cài đặt app "Bộ Công an" từ một đường link về máy điện thoại theo hướng dẫn. Khi cài đặt xong, đối tượng yêu cầu chị N. mở tài khoản tại một ngân hàng và nạp tất cả tiền vào để phục vụ công tác điều tra.
Do liên tục bị đe dọa, chỉ trong 4 ngày, chị N. chuyển tổng số tiền 2,580 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng đã mở trước đó. Khi kiểm tra số dư trong tài khoản, chị N. tá hỏa phát hiện toàn bộ số tiền nộp vào không còn.
Lực lượng chức năng xác định, app có tên "Bộ Công an" được đối tượng lừa đảo yêu cầu chị N. cài đặt là một trong những ứng dụng được sử dụng để đánh cắp thông tin nhằm chiếm quyền điều khiển điện thoại của nạn nhân. Khi chiếm được thông tin bảo mật, các đối tượng tiến hành đăng nhập và chiếm đoạt toàn bộ số tiền trong tài khoản của nạn nhân.
Lãnh đạo Đội Cảnh sát ĐTTP về TTXH (Công an TP Huế) cho biết, thủ đoạn của loại tội phạm này là nắm được một số thông tin cơ bản như họ tên, năm sinh, số căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại, nơi mở thẻ ngân hàng của bị hại... Khi các đối tượng lừa đảo gọi điện thoại cho bị hại thông báo liên quan đến vụ án thì đọc đúng chính xác những thông tin này làm cho bị hại lo lắng và tưởng đó là công an thật.
Đặc biệt, các đối tượng còn dùng lời lẽ đe dọa, sử dụng kịch bản đã lên làm bị hại cuốn theo. Sau đó, chúng yêu cầu bị hại không tiết lộ thông tin đang gọi vì đó là chuyên án nếu lộ lọt chuyên án, bị hại sẽ chịu trách nhiệm nhằm mục đích tránh mọi người biết để tư vấn. Thậm chí các đối tượng dặn bị hại khi rút tiền hoặc chuyển tiền nhân viên ngân hàng có hỏi thì nói giải quyết việc gia đình.
"Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là công an, không giải quyết các vụ án qua điện thoại. Không có việc yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản để công an nắm và bảo vệ tài khoản, không yêu cầu cung cấp mật khẩu thể thẻ tín dụng hoặc mã OTP", lãnh đạo Đội Cảnh sát ĐTTP về TTXH cho hay.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...