Người đàn ông bỗng mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo 2 loại khoai cực độc cần tránh xa
Trong hành lang bệnh viện vang lên những tiếng kêu khóc thảm thiết, phá vỡ sự yên tĩnh. Một người đàn ông trung niên quỳ trên mặt đất, lấy tay che mặt những cũng không kìm nổi hàng nước mắt lăn dài xuống. Giọng ông khàn đặc và đầy tuyệt vọng: "Tại sao lại là tôi? Tôi chưa làm điều gì có hại cho ai, tại sao tôi lại mắc phải căn bệnh này...".
Người đàn ông này tên Lý Cường, 47 tuổi, ở Trung Quốc làm thợ mộc ở một thị trấn nhỏ. Ông ấy thường sống một cuộc sống đơn giản và dựa vào nghề thủ công của mình để hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, ông thường xuyên cảm thấy khó chịu ở dạ dày, có khi đau âm ỉ, có khi lại đau dữ dội đột ngột.
Lúc đầu, Lý Cường tưởng là đau bụng nên không để ý nhiều. Nhưng thời gian trôi qua, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng và cơn đau ngày càng thường xuyên hơn, ông nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Ảnh minh họa |
Được sự thuyết phục của người thân, Lý Cường đã đến bệnh viện. Sau một loạt các cuộc kiểm tra, bác sĩ thông báo rằng ông mắc bệnh ung thư dạ dày. Tin tức này như sét đánh ngang tai, Lý Cường không thể tiếp nhận. Ông cảm thấy choáng váng, như thể cả thế giới đã sụp đổ.
Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ phát hiện ra vấn đề có thể nằm ở một số loại củ mà Lý Cường thường ăn. Đó chính là khoai.
Hai loại khoai này rất có hại cho dạ dày, khuyên bạn không nên ăn lại.
Trước hết, khoai lang là một loại thực phẩm phổ biến, nhiều người ăn khoai lang như thực phẩm chủ yếu (ăn thay cơm) hoặc rau củ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, khoai lang (khi xuất hiện) đốm đen có thể là thực phẩm gây ung thư nguy hiểm. Những đốm đen này rất có thể là do nhiễm nấm, chứa nhiều loại vi sinh vật gây hại.
Đặc biệt, aflatoxin, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại chất gây ung thư cấp độ 1, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho đường tiêu hóa. Aflatoxin là chất gây ung thư có độc tính cao, có thể phá hủy mô niêm mạc dạ dày và dẫn đến viêm dạ dày, loét dạ dày cùng các bệnh khác. Nếu ăn khoai lang đốm đen trong thời gian dài, các tế bào thành dạ dày sẽ bị ảnh hưởng và biến đổi theo thời gian, càng tạo điều kiện hình thành ung thư dạ dày.
Thứ hai, khoai tây mọc mầm cũng là thực phẩm cần phải cảnh giác. Chất xơ trong khoai tây có thể điều hòa đường tiêu hóa nên nhiều người cũng thích ăn khoai tây. Tuy nhiên, khoai tây rất dễ nảy mầm nếu không được bảo quản đúng cách.
Khoai tây mọc mầm thường chứa một lượng lớn safrole, có độc tính cao, có thể gây tổn hại trực tiếp đến hệ tiêu hóa, gây loét và tăng sản niêm mạc đường tiêu hóa. Trường hợp nặng dễ gây tổn thương dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày, loét dạ dày và các bệnh khác. Safrole còn là chất gây ung thư mạnh, tiêu thụ khoai tây mọc mầm trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Cơ thể phát ra những tín hiệu này thì cần cảnh giác với ung thư dạ dày
Các dấu hiệu và biểu hiện của ung thư dạ dày rất đa dạng, thường gặp bao gồm khó chịu ở vùng bụng trên, đau, chướng bụng, ợ hơi và chán ăn. Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc viêm dạ dày mãn tính.
Đồng thời, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể bị trào ngược axit, ợ chua do cứng thành dạ dày và trào ngược axit; nôn ra máu, đại tiện ra máu, đại tiện phân đen cũng là những biểu hiện điển hình của ung thư dạ dày, biểu hiện xuất huyết dạ dày; thiếu máu, khối u ở bụng và sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, cần phải cảnh giác cao độ.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.