Nghiên cứu mới đưa ra giả thuyết về nguồn gốc Covid-19
Gần 3 năm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nguồn gốc của đại dịch này vẫn gây nhiều tranh cãi. Tạp chí khoa học Science hôm 26/7 đăng tải 2 nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của Covid-19.
Một trong hai nghiên cứu phân tích khía cạnh địa lý từ các ca Covid-19 được phát hiện trong tháng 12/2019, thời điểm Trung Quốc công bố dịch. Họ nhận thấy, những ca đầu tiên này có liên quan đến khu vực quanh chợ hải sản Vũ Hán, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Nghiên cứu thứ hai phân tích dữ liệu gen từ các ca bệnh sớm nhất để nghiên cứu quá trình biến đổi sơ khai của virus và kết luận rằng virus SARS-CoV-2 dường như chưa lây lan rộng trong dân số trước tháng 11/2019.
Cả hai nghiên cứu đều được đăng tải dưới dạng "xem trước", nhưng đều đã có bình duyệt khoa học và xuất hiện một tạp chí danh tiếng.
Michael Worobey, nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona, đồng tác giả của cả 2 nghiên cứu trên, trước kia từng gửi thư kêu gọi cộng đồng khoa học xem xét kỹ lưỡng hơn giả thuyết virus SARS-CoV-2 thoát ra từ một phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu mới khiến ông cho rằng giả thuyết đó "dường như không thuyết phục". Theo ông, nguồn gốc của virus có thể liên quan đến việc mua bán động vật hoang dã ở chợ Vũ Hán.
Trước đó cũng có nghiên cứu đưa ra giả thuyết virus gây đại dịch Covid-19 xuất phát từ chợ Vũ Hán, song các nhà nghiên cứu muốn tìm thêm bằng chứng để xác định đây thực sự là nguồn gốc của đại dịch, chứ không phải là nơi "khuếch đại" dịch bệnh.
Ở nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học đã sử dụng công cụ lập bản đồ để xác định vị trí của hầu hết 174 ca bệnh đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới xác định. Họ nhận thấy, 155 trường hợp trong đó là ở Vũ Hán, đặc biệt tập trung xung quanh khu chợ Vũ Hán, chỉ một số trường hợp không có lịch sử đi lại hoặc sống gần chợ.
"Điều này cho chúng tôi thấy virus không lây lan theo cách thức bí ẩn nào cả. Nó thực sự bắt nguồn từ khu chợ và lan rộng ra từ đó", ông Worobey nói.
Nghiên cứu thứ 2 tập trung giải quyết những tranh cãi về sự biến đổi sơ khai của virus. Hai dòng A và B đánh dấu thời kỳ lây lan đầu tiên của đại dịch. Dòng A giống với virus được tìm thấy ở dơi hơn, làm dấy lên giả thuyết virus đã lây từ động vật sang người, và A sinh ra B. Tuy nhiên, B được phát hiện nhiều hơn ở quanh khu chợ Vũ Hán.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật gọi là "phân tích đồng hồ phân tử", trong đó dựa vào mức độ đột biến gen xảy ra theo thời gian để tái hiện lại dòng thời gian tiến hóa của virus. Họ kết luận, A dường như không sinh ra B.
Thay vào đó, họ cho rằng, cả A và B đều có nguồn gốc từ động vật được buôn bán ở chợ Vũ Hán và nhảy sang người vào những thời điểm khác nhau trong tháng 11 và tháng 12/2019.
Kristian Anderson, đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh những phân tích của họ không đồng nghĩa bác bỏ hoàn toàn giả thuyết virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....