Phần lớn các vết loét miệng thường gặp có hình tròn hoặc hình ô van, tổn thương nông hình lòng chảo, đáy có màu vàng nhạt hoặc màu trắng với một viền đỏ viêm xung quanh. Vị trí ổ loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, ở chân lợi, khẩu cái, dưới lưỡi. Có thể có một hoặc nhiều ổ loét ở cùng hoặc ở các vị trí khác nhau trong khoang miệng... Các vết loét này có thể tự lành sau khoảng 1-2 tuần và không để lại di chứng.

Khi bị nhiệt miệng, ngoài việc điều trị bằng thuốc, trong cuộc sống hằng ngày cần chú ý đến thói quen ăn uống sinh hoạt. Chẳng hạn như cần tăng cường vận động, nâng cao sức đề kháng, ăn nhiều rau, hoa quả, thực phẩm xanh, uống nhiều nước ấm, đảm bảo sự hoạt động của đường ruột, đánh răng thường xuyên và đúng cách để đảm bảo vệ sinh đường miệng. Đồng thời cũng cần điều chỉnh một tâm trạng tốt, không nên để cơ thể phải chịu quá nhiều áp lực, tránh tâm trạng lo âu buồn rầu...

Khi bị nhiệt miệng, ngoài việc điều trị bằng thuốc, trong cuộc sống hằng ngày cần chú ý đến thói quen ăn uống sinh hoạt.

Ngoài ra cần chú ý không tự làm tổn thương khoang miệng như không may tự cắn mình, và cũng cần cẩn thận đề phòng dị ứng thực phẩm...

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tai mũi họng, nguyên nhân gây ra viêm loét miệng lưỡi là do bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, hay virus Herpes. Tuy nhiên các vết loét miệng cũng có thể là dấu hiệu sớm của căn bệnh ung thư miệng, đặc biệt trong 5 trường hợp dưới đây, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời:

1. Viêm loét miệng diện rộng

Nếu mắc bệnh ung thư miệng, diện tích loét miệng xảy ra ở diện rộng, tương đối lớn. Vết loét này cũng sẽ ngày càng lan rộng ra, đường kính lớn nhất hơn 0.5cm, gây đau nhức và nổi hằn các mạch máu rõ rệt hơn.

2. Viêm loét miệng lâu ngày

Sau 1 - 4 tuần thì những vết loét miệng thông thường sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh ung thư miệng thì vết loét sẽ rất lâu lành hoặc thậm chí còn không có dấu hiệu cải thiện trong suốt hơn 1 tháng.

3. Hình dạng vết loét không đồng đều

Vết loét trong miệng của bệnh nhân mắc ung thư miệng thường nhô lên như hình súp lơ, viền tổn thương không rõ nét, có thể kết hợp tổn thương loét, và chảy máu.

Nếu mắc bệnh ung thư miệng thì vết loét sẽ rất lâu lành hoặc thậm chí còn không có dấu hiệu cải thiện trong suốt hơn 1 tháng.

4. Viêm loét miệng có kèm theo các biểu hiện khác

Nếu viêm loét miệng có kèm các biểu hiện như sốt cao, phát ban, tiêu chảy, đau tai, đau răng... thì rất có thể đây chính là dấu hiệu khởi phát của ung thư miệng, người bệnh cần đi khám để điều trị kịp thời.

5. Viêm loét miệng xảy ra ở cùng một vị trí

Hai bên đầu lưỡi, gốc lưỡi là những nơi dễ bị viêm loét miệng. Nhưng nếu viêm loét xảy ra ở cùng một vị trí, lâu khỏi, lặp đi lặp lại gây đau đớn cho người bệnh trong việc nhai nuốt, trò chuyện hàng ngày thì cần cảnh giác với ung thư miệng.

Ung thư miệng nguy hiểm như thế nào?

Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ phải tốn nhiều sức cho việc biểu đạt ngôn ngữ, đồng thời cũng khó khăn trong việc ăn uống, cảm giác thèm ăn cũng giảm đi và ngoại hình của người bệnh cũng bị ảnh hưởng ít nhiều tùy theo tình trạng bệnh.

Không chỉ có thế, các tế bào ung thư cũng có thể lây lan đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bằng phương pháp phẫu thuật, ngoài việc có thể loại bỏ mô bệnh, các bác sĩ còn phải tiến hành phục hồi hình ảnh khuôn mặt sau khi cắt bỏ khối u để chức năng khoang miệng đạt trạng thái hồi phục lớn nhất.

Để phòng tránh ung thư miệng, chúng ta cần làm tốt những việc sau:

1. Trong cuộc sống hằng ngày cần tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... Có nhiều người có thói quen ăn trầu, đây là một thói quen không tốt cho răng miệng và cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư miệng.

2. Giữ gìn vệ sinh răng miệng. Đánh răng đúng giờ, lựa chọn bàn chải có chất lượng tốt và đánh răng đúng kỹ thuật để tránh tổn thương khoang miệng.

3. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, giảm bớt các chất béo trong thịt cá, tăng cường bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng.

4. Trà có tác dụng diệt khuẩn và kháng khuẩn rất tốt. Thường xuyên uống trà có thể ngăn ngừa hiệu quả các tế bào ung thư trong khoang miệng.

Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ, hạn chế stress.

5. Chú ý khám răng miệng định kỳ. Viêm lợi, răng khôn, chân răng còn sót lại... đều là những sát thủ vô hình ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

6. Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ, hạn chế stress.

Sức khỏe là vốn quý nhất, cho nên chúng ta không nên xem thường dù chỉ là một vết loét nhỏ ở miệng. Các vết loét miệng tái phát khó lành và dai dẳng cần được chú ý ngay từ đầu và có một phương pháp điều trị tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề nguy hiểm về sau.