Nên ăn tối lúc 18h hay 20h thì tốt hơn cho cơ thể?
Người xưa có câu: "Ăn tối đúng cách sẽ sống lâu trăm tuổi". Các bữa ăn trong một ngày đều vô cùng quan trọng và cần thiết, không chỉ chế độ dinh dưỡng cần được quan tâm mà tới thời gian ăn cũng cần được lưu ý. Bởi bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong một ngày trước khi bước vào thời gian dài nghỉ ngơi vào ban đêm.
Trên HuffPost, chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Tracy Lockwood Beckerman chia sẻ: "Từ 18h-20h là thời gian ăn tối lý tưởng của một người bình thường. Nếu thực hiện đúng như vậy, một người hoàn toàn đủ thời gian để tiêu hóa trước khi lên giường đi ngủ vào khoảng 22h-23h đêm".
Trong khi đó, từ 18h30-19h được đánh giá là khoảng thời gian phù hợp với nhịp sinh học và nhịp điệu sinh hoạt của con người nói chung. Nếu không kịp, bạn nên cố gắng hoàn thành bữa tối trước 21h và không nên ăn nhẹ lúc nửa đêm vì sẽ ảnh hưởng đến cân nặng. Nên ăn tối cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. "Ngoan cố" thường xuyên ăn tối muộn, sớm muộn gì cơ thể cũng phải đối phó với những nguy cơ mắc bệnh này.
1. Ngủ không ngon giấc
Theo giải thích của chuyên gia Beckerman, ăn quá no và ăn muộn tác động cực lớn tới giấc ngủ. Cụ thể, khi nạp một lượng thức ăn vào dạ dày rồi nằm xuống ngủ ngay lập tức, lượng thức ăn có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản khi chưa kịp tiêu hóa hết. Ngoài ra, ăn tối sát giờ ngủ có thể làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm và khiến việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn. Triệu chứng dễ thấy là đổ mồ hôi ban đêm hoặc bốc hỏa.
2. Tiểu đường
Lượng insulin sinh ra sẽ giảm nếu vừa ăn tối muộn vừa ăn quá nhiều. Bình thường, đường trong máu được kiểm soát bằng insulin, nó có tác dụng làm giảm đường trong máu. Tuy nhiên, khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường.
3. Tăng huyết áp
Ăn thịt nhiều không tốt, vừa làm tăng "gánh nặng" cho dạ dày vừa dễ gây tăng huyết áp. Vì vậy, nếu ăn nhiều thịt trong bữa tối, sau đó ngủ luôn sẽ khiến máu lưu thông bị chậm lại, gây xơ vữa động mạch.
4. Nguy cơ bị béo phì
Bữa tối gần với giờ ngủ thông thường làm quá trình trao đổi chất bị chậm lại, thực phẩm vừa tiêu thụ được chuyển hóa quá gấp gáp, góp phần gây bệnh béo phì. Trong thời gian này, tỷ lệ các chức năng trao đổi chất trong thời gian ngủ so với thời gian thức bị lệch lạc.
5. Gia tăng nguy cơ đột quỵ
Một nghiên cứu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội châu Âu năm 2011 đã chỉ ra kết quả việc ăn quá muộn gây ảnh hưởng lớn tới huyết áp. Nếu thời gian ngủ sau bữa ăn ít nhất là 60-70 phút, xác suất của đột quỵ có thể được giảm 66%.
6. Ung thư dạ dày
Ăn tối muộn đồng nghĩa với việc ăn xong không vận động hoặc vận động ít gây gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh và dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
7. Gây sỏi thận và sỏi đường tiết niệu
Để thải được một lượng canxi ra ngoài cơ thể, hệ bài tiết sẽ cần hoạt động từ 3-4 tiếng sau khi ăn. Bữa tối gần với giờ ngủ sẽ khiến lượng canxi này ứ đọng trong thận gây ra tình trạng sỏi thận.
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...
Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
Ăn dứa mỗi ngày và đưa dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày cùng thực phẩm khác có thể...
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...