Mới đây, sáng 2/1/2020, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân ngộ độc rượu.

Trao đổi với PV, ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện có xu hướng gia tăng. Điều đáng nói trong số những bệnh nhân đó có nhiều người trẻ tuổi, độ tuổi dao động từ 20 – 40 tuổi và đều trong độ tuổi lao động.

Bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu gia tăng dịp cận Tết. Ảnh: BVCC

Có hai bệnh nhân trẻ nhập viện ngay ngày Tết Dương lịch. Họ nhập viện trong tình trạng ý thức chậm chạp, mất kiểm soát sau khi uống rượu chào đón năm mới cùng với bạn bè.

Sau khi uống khá nhiều rượu, bệnh nhân lâm vào hôn mê, bất tỉnh, huyết áp tụt. Khi vào viện, các bác sĩ phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp. Sau một ngày điều trị, ý thức của bệnh nhân dần được cải thiện. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần theo dõi và điều trị lâu dài”, ThS. Trung Nguyên nói.

Theo đánh giá của bác sĩ Trung Nguyên, số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính vào cấp cứu tăng vọt không chỉ vào thời điểm Noel, Tết dương lịch vừa qua mà bắt đầu tăng vào mùa đông của miền Bắc.

Bởi đây là thời điểm trời lạnh, mọi người rủ nhau liên hoan, uống rượu với quan niệm “làm chén rượu cho ấm người”.

“Có người chỉ ngộ độc ở mức độ nhẹ, say xỉn, nôn mửa là chính. Tuy nhiên có khá nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng như hôn mê, tụt huyết áp cùng các tổn thương não nặng nề do suy hô hấp, hạ đường máu, tụt huyết áp kéo dài”, ThS. Trung Nguyên cho hay.

Theo ThS. Trung Nguyên, nhiều “ma men” với cố chấp cho rằng, uống rượu “xịn”, uống bia không hại gan.

Tuy nhiên, thực chất là dù rượu bia “xịn” vẫn gây hại cho gan. “Rượu bia được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng rất dễ trở nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu”, ThS Trung Nguyên cảnh báo.

Bác sĩ Trung Nguyên kỳ vọng Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã được ban hành và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020 có tác động lớn đến lối sống, “văn hóa nhậu” của đại bộ phận người dân và cấp cứu “ma men” không còn là nỗi ám ảnh của những người thầy thuốc mỗi dịp lễ Tết.

Rượu bia là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh.

- Rối loạn tâm thần kinh: Rối loạn tâm thần nặng, hội chứng cai rượu: động kinh, trầm cảm, lo âu, giảm khả năng tư duy, học tập ở vị thành niên.

- Gây ung thư: Rượu bia và ethanol được xếp vào nhóm chất gây ung thư: khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.

Kết luận của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) cho thấy rượu bia là chất gây ung thư đối với người, với một loạt bệnh ung thư như khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Uống ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng tăng. Sự phát triển ung thư thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2-15 năm, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu.

- Bệnh tim mạch: Sử dụng rượu bia ở mức độ nhiều lại làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và làm trầm trọng bệnh tăng huyết áp.

- Đái tháo đường: Tăng nguy cơ mắc bệnh/ làm cho bệnh nặng thêm nếu uống nhiều.

- Tác động tới bào thai: Phụ nữ có thai uống rượu bia có thể làm trẻ sinh ra bị dị dạng, chậm phát triển, tổn thương hệ thần kinh.

- Bệnh tiêu hóa: Tổn thương gan, xơ gan, làm nặng thêm các tổn thương do virus viêm gan C, viêm tụy cấp/mạn tính.

- Tổn thương hệ miễn dịch: Làm suy giảm hệ miễn dịch dẫn tới nguy co mắc các bệnh truyền nhiễm (lao, viêm phổi, HIV