Công dụng của rau hẹ đối với nam giới

Các thành phần có trong lá hẹ là các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) và các loại hợp chất khác như sulfide, odorin, aliin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, chất xơ, carotene, vitamine C... có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ.

Thực tế, trong các bữa ăn hàng ngày, rau hẹ không chỉ được dùng nhiều để chế biến các món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp.

Trong Đông y, rau hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.

Ngoài ra, hẹ còn có nhiều công dụng bất ngờ

Tiêu hoá kém: Hẹ có tính ấm, đặc biệt tốt cho dạ dày, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh. Không chỉ ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, ăn nhiều hẹ còn giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và chữa các triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng.

Giảm mỡ máu: Hẹ có tác dụng lưu thông máu, giải độc, còn giúp cơ thể giảm mỡ máy cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Chán ăn: Ăn nhiều rau hẹ, lá hẹ đều tốt cho sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bởi có tác dụng kích thích khẩu vị, chống chán ăn, tăng cảm giác ngon miệng.

Kháng viêm: Trong lá hẹ có chứa allicin, một loại dầu lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhất là khi bạn gặp các vết thương ngoài da, ăn nhiều lá hẹ rất mau lành.

Hen suyễn: Hẹ rất giàu vitamin A, ăn nhiều rau hẹ không chỉ tốt cho làn da, thị lực và phổi, mà còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh, giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn…

Ngó sen có công dụng thế nào với phụ nữ?

Củ sen, thân rễ của một loại cây thuộc họ Nymphaeaceae, có vị ngọt, giòn và ngon. Đông y cho rằng củ sen tính lạnh, vị ngọt. Ăn sống có tác dụng mát máu tán huyết ứ, ăn chín có tác dụng ích huyết, cầm tiêu chảy, bổ tỳ ích vị, ăn ngon miệng. Bởi vì trong củ sen có chứa đạm nhầy và chất xơ, những chất này có thể kết hợp với cholate, cholesterol, triglycerid làm giảm hấp thu lipid. Đồng thời, củ sen chứa tanin, có thể bổ tỳ ích khí, giảm tiêu chảy, có thể cải thiện chứng chán ăn.

Theo Đông y, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, lọc máu, làm sạch đường ruột, trị hôi miệng, nghẹt mũi, xuất huyết sau sinh… Thường xuyên dùng loại thực phẩm này sẽ giúp bổ máu, bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả, rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Đối với phụ nữ, ăn ngó sen sau sinh có thể giúp an thần, giảm căng thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh.

Dưới đây là những tác dụng của ngó sen mà bạn không nên bỏ qua: 

Làm đẹp da: Hàm lượng vitamin C và khoáng chất trong ngó sen có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, giúp ngăn ngừa tình trạng da thô ráp. Thường xuyên dùng ngó sen sẽ cải thiện các vấn đề về da, giúp bạn sở hữu làn da mịn màng, trắng hồng tự nhiên.

Giảm thiểu căng thẳng: Hàm lượng vitamin B trong ngó sen có tác dụng an thần, giúp thư giãn tinh thần, tạo sự vui vẻ và lạc quan. Do đó, bạn nên bổ sung ngó sen vào thực đơn hàng ngày để giúp giảm căng thẳng, ngăn ngừa trầm cảm.

Hỗ trợ giảm cân: Ngó sen chứa hàm lượng chất xơ dồi dào có khả năng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, kích thích hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhờ đó giảm cảm giác thèm ăn, giúp quá trình ăn kiêng trở nên dễ dàng hơn.

Ngăn ngừa táo bón: Những dưỡng chất có trong ngó sen như vitamin C, vitamin B, chất xơ cùng các chất điện giải giúp nhuận tràng tự nhiên, ngăn ngừa chứng táo bón và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.