Ăn mướp đăng khi đói

Trong Đông y, quả mướp đắng luôn được coi là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, có rất nhiều cứu chứng minh rằng, khi đói, nếu sử dụng mướp đắng sẽ gây ra tác dụng ngược, gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Ăn quá nhiều mướp đắng

Mướp đắng có tính hàn, có tác dụng trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn ăn mướp đắng một cách vô tội vạ, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; gây chóng mặt, nhức đầu, nhất là có thể gây choáng và ngất. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng mướp đắng quá nhiều lúc đói, hoặc những lúc mệt mỏi căng thẳng, cơ thể đang mất sức nhiều.


Có thể gây nhiễm độc

Ăn mướp đắng có thể giúp thải độc, mát gan nhưng nếu bạn ăn quá nhiều có thể dẫn tới nhiễm độc ngược trở lại. Bởi trong trái mướp đắng có chứa chất glycoprotein có thể độc với tế bào gan. Đặc biết là với trẻ nhỏ, hoặc những người đang mệt mỏi, có bênh suy gan, thận mạn tính.

Có thể gây sảy thai

Khi bạn mướp đắnG sống có thể gây co bóp tử cung mạnh, lạnh bụng dẫn tới sảy thai cho những người phụ nữ. Ngoài ra, mướp đắng cũng là một tác nhân làm chậm hoá quá trình cầm máu sau đẻ. Chính vì vậy, những người phụ nữ có thai, bà mẹ sau sinh và đang cho con bú tuyệt đối không nên “hạ nhiệt” bằng mướp đắng kẻo hối hận không kịp.

Cách dùng mướp đắng an toàn

Để dùng mướp đắng an toàn và hiệu quả bạn cần phải chú ý những điều sau: Khi ăn hoặc ép lấy nước hãy loại bỏ hoàn toàn hạt trước khi ép lấy dịch.

Trung bình mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10-20ml dịch chiết tươi trong một ngày. Lượng này tương đương với 2-3 quả cho một người trong một ngày là đủ.

Với những người mắc bệnh lý gan mật, vô sinh, tan máu thì không nên sử dụng mướp đắng kẻo bệnh tình thêm tăng nặng.