Trong ẩm thực Việt Nam, canh cua là món ăn dân dã nhưng được nhiều người yêu thích vì cung cấp nhiều protein, canxi, khoáng chất. Canh cua ăn với cà muối chua là món ăn yêu thích nhất là vào ngày hè nắng nóng. Tô canh cua ngon phải là nước trong, thịt cua đóng tảng nhiều nổi trên mặt bát canh, rau xanh không nát.

Tô canh cua ngon phải là nước trong, thịt cua đóng tảng nhiều nổi trên mặt bát canh, rau xanh không nát. Ảnh minh họa: Internet

Để nấu canh cua cho ra tảng cua lớn hãy thực hiện theo các thao tác sau nhé để có bát canh cua vừa ngon ngọt vừa đẹp mắt nha.

Cách chọn cua tươi ngon, nhiều thịt để có bát canh ngon là rất quan trọng

Cua ngon thì thịt cua sẽ nhiều và đậm vị. Cua ngon là cua béo, không non không óp. Cua có cua đực và cua cái, cua đực nhiều thịt, cua cái nhiều gạch và béo ngậy hơn. Nên khi mua cua đồng nấu canh thì nhiều người thích chọn cua cái để khi tảng cua đóng kết sẽ nhiều và ăn mềm hơn cua đực, gạch cua vàng làm đẹp cho nồi canh. Dù cua đực hay cái thì khi chọn phải chọn những con cua có mai cứng, khỏe, chân và càng không bị rụng, gãy, cua còn bò nhanh.

Cua ngon là cua béo, không non không óp. Ảnh minh họa: Internet

Khi chọn cua nên lật cua thấy dưới yếm không có con, thịt đầy không lõm là cua ngon. Nếu yếm móp, xủi bọt nhiều hoặc cua đang có con thì cua sẽ bị gầy không ngotj thịt. Cua sinh sản theo chu kỳ mặt trăng nên muốn ăn cua ngon thì nên mua cua đầu hoặc cuối tháng âm lịch, cua giữa tháng thường lột vỏ nên gầy yếu, ít thịt.

Sơ chế cua đúng cách

Để làm sạch cua, bạn hãy ngâm cua trong nước khoảng 30 phút. Sau đó, xả đầy nước vào chậu cua, dùng rổ/rá to úp lên miệng chậu và lắc thật mạnh. Lặp lại thao tác lắc này khoảng 3-4 lần và thay nước giữa mỗi lần là cua sẽ nhả hết cát, bùn đất. Rửa cua xong, bạn tách riêng phần mai cua, yếm cua và khều gạch từ phần mai cua.

Cách sơ chế cua đồng. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi khều gạch cua, bạn cho phần yếm cua và mai cua vào máy xay, xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp cua vừa xay vào nồi cùng khoảng 700-800ml nước, khuấy đều rồi lọc qua rây lọc để loại bỏ xác cua.

Thêm thứ này khi làm cua giúp cua nổi tảng nhiều hơn

Khi làm thịt cua thì kinh nghiệm dân gian là nhớ dùng muối biển để cua nổi tảng nhiều hơn. Sau khi rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, rửa qua cua cho hết màu nước đen và mùi khai của cua. Sau đó cho vào xay hoặc giã thì nhớ cho thêm chút muối vào cùng. Nếu làm ở chợ nhớ dặn người làm cua cho thêm vài hạt muối vào xay cùng, vì có hàng rất nhớ điều này nhưng có hàng cua không làm điều này. Cho muối vào xay cùng lúc lọc cua, và nấu thịt cua sẽ đông nổi tảng nhiều hơn. Muối giúp cho protein trong thịt cua đóng tảng lại, đông kết với nhau tốt hơn.

Muối giúp cho protein trong thịt cua đóng tảng lại, đông kết với nhau tốt hơn. Ảnh minh họa: Internet

Không những vậy, bạn có thể đánh thêm quả trứng gà vào nồi nước cua để thịt cua bám cùng vào trứng nổi tảng nhiều hơn và nước trong hơn. Trứng gà cũng là cách để cho thịt cua kết lại với nhau chắc chắn để nổi tảng và cho nước canh trong veo. Đặc biệt khi không may mua phải cua non, thịt cua rời rạc khó kết tảng thì việc thêm trứng gà vào sẽ chắc chắn giúp cua nổi tảng, nước trong.

Không nên khuấy nhiều khi nấu canh cua

Bạn cho phần nước cua đã lọc được vào nồi, đun lửa nhỏ và không khuấy. Khi thấy gạch cua bắt đầu nổi lên, bạn nghiêng nhẹ nồi để gạch kết lại thành tảng. Tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút trên lửa vừa. rồi thêm rau và phần gạch lấy từ mai cua vào. Bạn dìm rau nhẹ nhàng để tránh làm vỡ gạch cua.

Ảnh minh họa: Internet

Trước khi tắt bếp khoảng 1 phút, bạn nêm nếm nồi canh với chút muối và nước mắm là được.

Tùy vào sở thích cá nhân mà bạn có thể nấu canh cua với rau đay, mướp hoặc rau muống, rau cải. Mắm là nguyên liệu giúp canh cua dậy vị ngọt. Nếu dùng mắm cáy để nêm khi nấu canh cua, canh sẽ thơm ngọt tuyệt vời, còn nếu không, bạn hãy dùng nước mắm thường nhưng nên chọn loại mắm có độ đạm cao thì canh sẽ ngon hơn.