Gạo nếp có xuất xứ từ một số vùng thuộc Đông Nam Á như Lào, Thái Lan và Campuchia. Sau đó, nó được biết đến tại các vùng phía Bắc và trở thành món ăn quen thuộc của người Trung Hoa và Nhật Bản.

Một bát gạo nếp đã nấu chín khoảng 200g có chứa 169 calo, 3,5g protein, 37 carbohydrate, 1,7 chất xơ, 9,7cmg selenium và 0,33g chất béo. Trong cám gạo nếp có chứa chất phytin, hạt gạo nếp không chứa thành phần gluten, không có vị ngọt và nặng hơn so với hạt gạo tẻ.

Ở những nước tiên tiến, người mắc bệnh về bao tử được khuyên ăn đồ nếp. Gạo nếp nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu bao tử. Do hạt gạo nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư trực tràng, tuyến giáp, gan... Ăn gạo nếp còn giúp bồi dưỡng tì vị và chống hư tổn nhờ vào đặc tính ấm và vị ngọt thơm của gạo nếp. Đồng thời, chất xơ của gạo nếp còn giúp duy trì thể trọng lý tưởng. Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ gạo nếp.

Gạo nếp có tác dụng đề phòng một số bệnh ung thư.

Chữa đầy bụng khó tiêu: Lấy gạo nếp nấu thành cháo ăn trong ngày.

Chống mất nước tiêu chảy: Lấy gạo nếp rang vàng rồi sắc lấy nước cho người mắc chứng tiêu chảy sẽ có công hiệu giữ nước.

Trị ói mửa thường xuyên: Lấy một nắm gạo nếp rang vàng cháy, cùng một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột uống với nước ấm.

Trị ói mửa, tiêu chảy: Lấy gạo nếp và gừng tươi cho vào giã nhuyễn rồi pha thêm nước, trộn đều và lọc lấy nước dùng để uống.

Trị nôn sốt: Gạo nếp rang vàng, tán nhuyễn với gừng tươi thêm nước đun sôi để uống thay nước.

Làm thuốc lợi sữa: Sản phụ sau khi sinh muốn có nhiều sữa cho con bú, nên ăn thêm món cháo gạo nếp nấu nhừ cùng chân giò. Nước gạo nếp cũng còn là món ăn bổ dưỡng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi.

Tuy nhiên, ăn nhiều gạo nếp dễ sinh nhiệt, gây mụn nhọt. Những người có mụn nhọt, vết thương chưa lành nên tránh ăn đồ nếp.