Món ngon trị bệnh từ cá trê
Trong y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng. Nó cũng có tác dụng dưỡng huyết, điều kinh, làm da hồng hào tươi nhuận, chữa chảy máu cam, đau lưng mỏi gối, chóng mặt, di tinh, giải cảm.
Dưới đây là một số bài thuốc hay từ cá trê đã được giới thiệu trong cuốn sách Chữa bệnh từ rau, củ, quả và động vật mà bạn đọc nên tham khảo.
Bổ thận, kiện tỳ: Cá trê 2 con (chừng 250g), đậu đen 150g; cá trê bỏ mang, ruột, rửa sạch, chặt khúc; đậu đen rửa sạch, hầm với nước vừa đủ, cho cá trê vào nấu chín, nêm gia vị và ăn nóng. Bài thuốc này cũng có tác dụng dưỡng huyết, điều kinh (do tỳ thận lưỡng hư), huyết hư, kinh ít, có hiện tượng quầng mắt, da mặt xanh sạm, phân lỏng, tiểu đêm.
Bổ khí huyết, nhuận da: Cá trê 500g, hồng hoa 12g, đậu đen 160g, trần bì một miếng; cá làm sạch, bỏ ruột, rửa sạch để ráo, hồng hoa khô rửa sạch cho vào túi, đậu đen rang cho nứt vỏ; đun sôi 1/2 lít nước, cho tất cả vào nồi, đậy kín, đun nhỏ lửa cho sôi nhẹ trong 2 giờ và ăn nóng. Bài thuốc này cũng có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, hành huyết, hoạt huyết, chữa quầng mắt thâm, đau lưng mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đàn ông di tinh, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ có thai, người âm hư hỏa vượng nên kiêng dùng.
Bổ huyết, nhuận phế, ích khí: Cá trê 500g, sườn 300g mạch đông 16g, sa sâm 12g, tỳ bà diệp 12g, đậu ván tươi 12g, hạnh nhân 8g, đẳng sâm 20g, gừng tươi 2 lát; cá bỏ ruột làm sạch, sườn chặt miếng vừa ăn; ướp cá với gừng băm nhuyễn, các vị thuốc bỏ vào túi vải, cho vào nồi với 1 lít nước, đậy kín, sắc khoảng 1 giờ rồi bỏ túi ra; thả cá, sườn vào nấu khoảng 1 giờ nữa, bắc ra ăn nóng. Bài thuốc này cũng làm da hồng hào tươi nhuận, đen tóc.
Ù tai, kém mắt: Cá trê vàng một con khoảng 300g, rau dền xanh một nắm, rau dền tía một nắm; nấu canh rau dền, cắt tiết cá trê vào, rồi bỏ cá trê vào lúc canh đang sôi mạnh; cá chín bắc xuống, mở nắp chờ bớt nóng rồi ăn. Có thể thay rau dền bằng rau ngót.
Mất ngủ, biếng ăn: Cá trê 400g, đậu đen xanh lòng, đậu xanh nếp 200g, trần bì một miếng bỏ xơ, ý dĩ 20g, gạo nếp 20g, đường, muối, hành tím, rau mùi, tiêu bột mỗi thứ một ít xay mịn nấu cháo. Bài thuốc này cũng hiệu quả với chứng chân tay tê nhức.
Chảy máu cam: Làm sạch cá trê, bỏ ruột, để nguyên con ướp muối, xì dầu để sẵn; nấu cơm cạn, để cá trên cơm hấp cho thật chín; lấy thịt trộn với cơm ăn. Hoặc ướp cá trê như trên và nấu cháo với tía tô; ăn 3 lần trong tuần.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...