Món ăn thuốc từ bí đao, giải nhiệt ngày hè
Bí đao có protein, chất đường bột, canxi, photpho, sắt, carotene, vitamin B1, B2, PP, C… Theo Đông y, bí đao vị ngọt tính mát, không độc. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, ích khí trừ phiền chỉ khát lợi tiểu tiêu thũng. Sau đây là một số món ăn thuốc từ bí đao.
Canh bí đao uất kim: bí đao 30g, uất kim 20g, hành 20g, muối 3g, gừng 15g, dầu vừng. Gọt vỏ bí đao, bỏ ruột, rửa sạch, cắt thành miếng 2x4cm, ngâm nước cho mềm. Uất kim thái miếng mỏng. Xắt khúc hành, đập gừng, cho uất kim, bí đao vào nồi, đổ nước vào, cho rượu vang, gừng, hành vào đun sôi bùng lên, sau nhỏ lửa đun 40 phút. Cho muối, dầu vừng vào là được. Ngày ăn 1 lần vào bữa cơm. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu phù, khô miệng khát nước, béo phì. Lưu ý: người bị tiêu chảy kiêng ăn.
Canh bí đao nấm hương: bí đao 100g, nấm hương 150g, gừng 5g, hành 8g, dầu vừng 25g, muối 2g, hồ tiêu bột 3g. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng dài 4cm - dày 2cm; nấm rửa sạch, bỏ chân, cắt miếng chừng 4cm, thái gừng, thái hành. Đặt nồi lên bếp, cho lượng nước vừa phải, thả gừng, hành vào đun sôi, cho nấm hương, bí đao vào đun chín, nêm muối, tiêu bột, dầu vừng vào khuấy đều là được. Ăn vã hoặc ăn kèm với cơm. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, hóa đàm. Thích hợp cho người viêm dạ dày mạn, viêm thận, tiểu tiện không thông, cảm nắng, sốt cao.
Canh bí đao đậu đỏ: bí đao 300g, đậu đỏ 50g, muối 5g, gừng 15g, hành 20g, rượu 20g. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ. Đậu đỏ nhặt sạch, vo sạch. Xắt hành nhuyễn, đập dập gừng cho đậu đỏ vào nồi, cho gừng, hành, rượu, nước vừa đủ. Đặt nồi lên bếp đun sôi, hầm nhỏ lửa 50 phút rồi bỏ bí đao vào đun chín, nêm muối vừa ăn. Ngày ăn 1 lần với cơm. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu thũng. Dùng cho người bị tỳ hư, phù nề ở phụ nữ có thai. Lưu ý: người bị tiêu chảy không nên ăn.
Canh bí đao rong biển: bí đao 100g, rong biển 50g, đậu phụ 100g, muối tinh 3g, gừng 3g, hành 3g, hạt tiêu bột 2g, dầu vừng 15g. Gọt vỏ bí, bỏ ruột, rửa sạch, cắt thành từng miếng 2x4cm. Rửa sạch rong biển, thái nhỏ, đậu phụ thái miếng nhỏ. Cho rong biển, bí đao, cho nước, gừng nấu khoảng 30 phút. Sau đó cho đậu phụ, hành, muối, dầu vừng, đun tiếp nhỏ lửa 10 phút nữa là được. Ăn với cơm. Tác dụng: tiêu đờm, chống tắc nghẽn, lợi thủy, nhuận tràng, thông tiện. Thích hợp với người bị u nhọt, tiểu tiện không thông, táo bón. Lưu ý: người đái tháo đường kiêng ăn.
Cháo bí đao - lươn: bí đao lượng thích hợp, lươn 1 con (khoảng 500g). Lươn rửa sạch, cùng bí đao nấu cháo, ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: kiện tỳ, lợi thủy. Trị phù thũng do suy dinh dưỡng.
Cháo bí đao ý dĩ: ruột bí đao 20 - 30g, ý dĩ 15-20g, gạo 100g. Đem 3 vị trên rửa sạch, ruột bí đao nấu lấy nước, bỏ bã, cùng hai vị kia nấu cháo, ngày ăn 2-3 lần. Tác dụng: kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm, trị ho có đờm.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.