Món ăn thuốc cho bệnh lý đường tiêu hóa
Để hạn chế những khó chịu mà căn bệnh này gây ra, xin giới thiệu một số món ăn thuốc đơn giản lại hiệu quả.
Cháo dạ dày lợn: dạ dày lợn 1/2 cái rửa sạch băm nhuyễn hoặc thái nhỏ, ướp bột gia vị. Gạo vo sạch nấu cháo, cho dạ dày lợn vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này rất tốt cho người viêm loét dạ dày tá tràng.
Cháo bắp cải: cải bắp 200g, tôm nõn 25g, thịt lợn băm 50g, gạo nếp 100g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Gạo nếp đãi sạch, ngâm nước. Cải bắp rửa sạch thái nhỏ.
Cho dầu thực vật, thịt lợn băm, tôm nõn, cải bắp vào nồi đảo qua, cho bột gia vị vào xào đến khi thấy dậy mùi thơm thì đổ vào bát. Cho gạo nếp nấu cháo, cháo chín cho bát rau vào đảo đều, sôi lại là được. Chia ăn trong ngày. Dùng cho người viêm loét dạ dày tá tràng, thận dương hư suy, thiếu sữa sau khi đẻ.
Cháo nấm thịt bò: nấm 100g, thịt bò 100g, gạo 100g, hành lá thái nhỏ, gừng tươi một lát băm nhỏ, bột gia vị vừa đủ. Thịt bò nấu chín thái miếng mỏng cho cùng nấm đã rửa sạch. Gạo nấu cháo; cháo chín cho gừng hành, thịt và nấm vào, nấu thêm một lát là được. Chia ăn 2 lần trong ngày. Thích hợp cho người viêm loét dạ dày tá tràng, thiếu máu.
Cháo táo đỏ gạo nếp: táo tàu 15g, gạo nếp 60g. Táo ngâm 1 giờ sau cho cùng gạo nếp nấu cháo. Chia ăn trong ngày. Thích hợp cho người viêm loét dạ dày, thiếu máu.
Cháo củ mài, đậu đỏ: đậu đỏ nhỏ hạt 30g, củ mài 30g, đường trắng vừa đủ. Đậu đỏ rửa sạch cho vào nồi, đổ nước nấu chín rồi cho đường là được. Ăn trong ngày. Dùng cho người bị lỵ, tỳ hư lâu ngày.
Cháo hạt sen gừng tươi: hạt sen cả vỏ 100g, gạo 50g, gừng tươi 25g. Hạt sen đập bỏ vỏ, gừng tươi rửa sạch thái lát cho cùng gạo đã vo sạch nấu cháo loãng, chia ăn trong ngày. Dùng cho người bị lỵ mạn tính, đại tiện lỏng.
Canh cá diếc: cá diếc 300g, trần bì 10g, hạt tiêu 10g, súc sa nhân 5g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch, cho trần bì, hạt tiêu, súc sa nhân vị vào bụng cá. Bắc nồi nước lên bếp, đun nóng thì cho cá vào đun tiếp, khi thấy nước chuyển thành màu trắng, cho gia vị là được. Ăn cá uống canh vào lúc đói. Dùng cho người đau bụng mạn tính, tả, lỵ do tỳ vị hư nhược.
Canh gà nấu nấm: gà 1 con khoảng 500g, nấm hương 20g, hoàng kỳ 30g, gừng 3 lát. Gà làm thịt rửa sạch thái miếng, hoàng kỳ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun nhỏ lửa trong 2 giờ, vớt hoàng kỳ ra. Nấm rửa sạch thái nhỏ cho vào canh, cho gia vị, sôi lại là được. Ăn kèm trong bữa. Thích hợp cho người tỳ vị hư nhược, lỵ mạn tính, đại tiện lỏng.
Nước táo tàu hạn liên thảo: hạn liên thảo tươi 50g, táo tàu 10 quả. Hai thứ rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu chín kỹ, lọc lấy nước. Ăn táo uống nước. Dùng cho người viêm loét dạ dày tá tràng, thiếu máu.
Nước ô mai: ô mai 10g, đường đỏ 150g. Ô mai rửa sạch cho vào nồi cùng với đường, đổ 500ml nước, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa đun 30 phút là được. Uống trong ngày. Dùng cho người bị lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”