Món ăn bài thuốc từ bưởi
Bưởi không những là loại quả ngon được ưa chuộng mà các bộ phận của nó đều có giá trị cao trong phòng chữa bệnh. Lá bưởi và hoa bưởi chứa tinh dầu; dịch ép múi bưởi chứa đường, vitamin C; vỏ quả có tinh dầu, flavonoid và pectin; hạt chứa dầu béo... Theo Đông y, lá bưởi có vị đắng, thơm, tính ấm. Vỏ quả vị đắng cay, tính bình. Múi bưởi vị ngọt, chua, mát; vào tỳ, vị, phế. Lá bưởi có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm trừ đờm, hoạt huyết tiêu sưng; vỏ quả trừ phong hóa đờm, tiêu tích, tiêu phù, hòa huyết giảm đau; múi bưởi kiện tỳ tiêu thực, khoan trung hạ khí, nhuận phế hóa đàm, chỉ khái, giải tửu. Dùng cho các trường hợp đầy trướng, đau tức vùng ngực bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn ói do nhiễm độc thai nghén, nôn ói do say tàu say xe, viêm khí phế quản, viêm họng, ho nhiều đàm, say bia rượu...
Bưởi được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Chữa thoát vị, sa ruột, sa dạ dày tử cung, bôi ngoài để chữa lang ben bạch biến: hạt bưởi 15g giã nát, sắc uống.
Chữa chốc đầu trẻ em: xâu các hạt bưởi vào sợi dây thép, đốt trên ngọn lửa cho thành than, nghiền nhỏ; gội rửa chỗ chốc bằng nước ấm, chấm khô, rắc bột thuốc. Ngày 1 - 2 lần; làm liên tục 5 - 7 ngày.
Chữa cảm cúm, nhức đầu hoặc để gội đầu: lá bưởi tươi kết hợp với nhiều lá thơm khác nấu nước xông.
Chữa ăn không tiêu, đau bụng, ho: vỏ bưởi khô 4 - 12g. Sắc uống hay kết hợp với các thuốc khác.
Chữa phù thũng: vỏ bưởi đào 20 - 30g, mộc thông 20 - 30g, bồ hóng 20 - 30g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8g. Sắc uống ngày 2 lần, vào lúc đói, trước và sau khi uống ăn một khẩu mía. Kiêng muối và chất mặn. Hoặc vỏ bưởi đào 600g, cỏ roi ngựa 500g, bồ hóng bếp 400g, bích ngọc đơn 400g, hồi hương 200g, quế thanh 200g, phèn phi 200g, phèn chua 100g. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 20g.
Một số món ăn - bài thuốc có bưởi:
Mứt bưởi: bưởi chín, bóc bỏ vỏ, hạt, tách từng múi hoặc thái lát cho trong liễn sứ, cho rượu đậy kín ngâm một đêm, sau đem nấu chín thêm đường hay mật, đánh tơi trộn đều, ngậm nuốt dần dần. Dùng cho các trường hợp ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở đau rát họng.
Bưởi chín ăn tươi: ngày ăn 1 - 2 lần có thể chấm thêm chút muối, đường và gia vị. Dùng cho các trường hợp thai nghén nhạt miệng, ăn kém, đầy hơi, say rượu bia, say tàu xe, hôi miệng...
Canh thịt nạc hoàng kỳ bưởi: thịt lợn nạc 80 - 100g, hoàng kỳ 9g, bưởi 4 - 5 múi.
Thịt lợn thái nhỏ, bưởi bỏ vỏ, hột, đem nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm khí phế quản thể viêm khô, ho khan, đau rát họng.
Bưởi ướp dấm mật ong: bưởi 1 quả, mật ong 30ml. Bưởi bóc bỏ vỏ cùi, thái lát, cho mật ong, đun cách thủy cho chín nhừ, thêm 15ml dấm ăn, khuấy trộn đều, ăn vào buổi sáng và buổi tối. Dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản, ho nhiều đờm.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng cần thận trọng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...