Mẹo chữa đau răng hàm dưới tại nhà không cần nha sĩ
Nội dung bài viết
5 nguyên nhân hàng đầu gây đau răng hàm dưới
Trong miệng người trưởng thành thường gọi các răng số 4, 5, 6, 7, 8 là răng hàm. Mỗi răng có hai chiếc đối xứng nhau qua đường giữa ở mỗi hàm trên và dưới. Răng hàm thường có mối liên hệ chặt chẽ với các dây thần kinh. Do đó, đau nhức răng hàm luôn gây ra những phiền toái và mệt mỏi nhất cho người bệnh.
Đau răng là biểu hiện bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan, không thăm khám điều trị kịp thời làm răng càng bị tổn thương nặng như viêm nha chu, tổn thương xương ổ răng, mất răng hoặc nặng nhất có thể dẫn đến ung thư răng.
Những nguyên nhân đau răng hàm dưới có thể kể đến như:
1. Sâu răng, viêm tuỷ
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây đau răng nói chung và đau răng hàm dưới nói riêng. Bệnh xuất hiện do vệ sinh răng miệng kém; ăn nhiều thực phẩm chứa axit, đường làm mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển; ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, đồ cứng làm nứt mẻ răng hình thành các lỗ hổng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này chính là những lỗ nhỏ hoặc vết sâu đen xuất hiện trên thân răng, mặt nhai hoặc khe giữa hai răng, một số trường hợp sâu răng nặng còn gây cho người bệnh cảm giác đau buốt, nhức nhối đặc biệt là khi ăn uống phải các loại thức ăn có vị cay, nóng hoặc lạnh....
2. Nổi áp – xe răng
Đau nhức răng hàm dưới còn có thể do nổi áp xe quanh chóp răng hoặc áp – xe nha chu. Bệnh xảy ra do biến chứng từ việc nhiễm trùng răng miệng, sâu răng lâu ngày không điều trị gây viêm tuỷ răng và gây nổi áp xe…
Khi bị áp xe răng, người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt, tại vùng bị viêm chảy mủ trắng hoặc vàng, một số trường hợp có thể gây sốt, người nóng, mệt mỏi, xuất hiện hạch cổ.
3. Mọc răng
Mọc răng cũng gây nên những cơn đau nhức răng hàm, đặc biệt là quá trình mọc răng khôn khi bước vào độ tuổi 18 – 26 có thể gây nên tình trạng đau răng hàm dưới trong cùng.
Khi mọc răng khôn nếu chúng ta không kiểm tra có thể dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, đâm sang răng bên cạnh, gây đau nhức răng và nướu, ảnh hưởng đến răng hàm cận kề. Phần lớn các răng khôn đều phải nhổ bỏ để loại trừ tình trạng ê nhức do mọc răng khôn.
4. Các bệnh về nướu
Các bệnh lý về nướu ảnh hưởng rất nhiều đến răng, thậm chí là gây hỏng răng nếu không được chữa trị kịp thời. Các bệnh về nướu gồm có: nhiễm trùng nướu, viêm nướu, viêm nha chu...
Bệnh về nướu thường hình thành sự kích ứng do độc tố tiết ra từ vi khuẩn có hại trú trong các mảng bám ở răng. Một số trường hợp do thay đổi hormone khiến bà bầu bị đau răng hàm dưới.
Các bệnh về nướu thường có biểu hiện: chảy máu nướu, đau răng, nướu sưng, đỏ, sờ mềm, không săn chắc...
5. Một số bệnh lý khác
Mòn men răng, viêm tủy hoặc do răng sứt mẻ gây lộ ngà răng cũng gây nên tình trạng đau nhức răng dưới hàm.
Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng đau nhức răng hàm cũng gây ra nhiều rắc rối cho người bệnh. Việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, làm mất ăn mất ngủ và thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, cần tiến hành khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
Mẹo trị đau răng ngay tại nhà
Trước khi tìm đến các cơ sở nha khoa để điều trị, chúng ta có thể dùng các mẹo làm giảm đau răng ngay tại nhà để giảm tình trạng đau nhức răng.
Chườm đá
Chườm đá là một trong những biện pháp đơn giản nhất làm giảm đau nhức, nước đá sẽ gây tê và từ đó giảm bớt đau nhức. Bạn chỉ cần cho đá vào túi ni lông và bọc trong một chiếc khăn tiến hành massage quanh các khu vực răng bị đau.
Súc miệng bằng nước muối
Muối có tính chất sát khuẩn cao, vì vậy có thể loại bỏ vi khuẩn gây đau răng nhanh chóng. Bạn lấy một ít muối khuấy đều trong nước ấm và dùng để súc miệng hằng ngày, giúp hạn chế đau nhức răng hàm trông thấy.
Uống nước trà xanh
Đau răng hàm dưới phải làm sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm kiếm. Một trong những mẹo đơn giản áp dụng ngay tại nhà là uống nước trà xanh.
Lý do là vì trà xanh có tính chất chống oxy hoá, chống viêm và sát trùng tốt, nó có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm tiến trình phát triển của sâu răng. Rất đơn giản, bạn chỉ cần nấu nước trà xanh và dùng súc miệng nhiều lần trong ngày, dần dần cơn đau sẽ thuyên giảm.
Chữa đau răng hàm dưới bằng tỏi và gừng
Tỏi và gừng là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Với tính chất cay nồng, sự kết hợp giữa tỏi và gừng giúp bạn giảm thiểu những cơn đau nhức răng hàm tối ưu. Chỉ cần lấy tỏi và gừng đem giã nát rồi lấy phần nước cốt thấm vào vùng răng hàm bị đau nhức, hiệu quả tức thì ngay sau đó.
Hoặc bạn cũng có thể chèn tép tỏi vào giữa những chỗ răng đang bị đau, sau đó cắn thật chặt lại để cho nước ép tỏi chảy ra, thấm đều vào chỗ răng đau, giảm được tình trạng viêm sưng.
Nước chanh
Nước chanh đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc giảm đau răng hàm dưới. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.
Ấn huyệt để chữa đau nhức răng hiệu quả tại nhà
Ấn huyệt chữa nhức răng là mẹo vặt hay trong đông y, chỉ cần dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại, giữ trong khoảng 2 phút sẽ giúp giảm đau nhức răng hiệu quả, lưu ý không sử dụng cách này với phụ nữ đang mang thai.
Những phương pháp đơn giản trên có thể tạm thời giảm được các cơn đau răng hàm dưới. Tuy nhiên, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được kiểm tra, phát hiện nguyên nhân gì khiến răng bị đau nhức, khi nắm được nguyên nhân mới có thể điều trị triệt để, kịp thời.
Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đau nhức răng, chúng ta cũng cần chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Sử dụng kem đánh răng có chứa chất Flouride giúp ngăn ngừa sâu răng và hình thành xương mới, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (đặc biệt là sáng và tối trước khi đi ngủ).
Bên cạnh vệ sinh răng miệng, chúng ta cần có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn đồ ngọt và uống nước có gas, không nên hút thuốc lá vì người hút thuốc thường gặp vấn đề về răng và nướu nhiều hơn người bình thường.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....