Mẹo chọn rau củ ăn an toàn
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết tùy thuộc vào nguồn cung cấp rau quả và sở thích mỗi người mà lựa chọn cách chế biến phù hợp.
Nếu muốn ăn sống, bạn nên mua rau ở cơ sở uy tín và có nguồn gốc. Nguyên nhân, rau sống có nguy cơ cao chứa các loại ký sinh trùng do trồng chủ yếu ở ao, hồ và tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi. Ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán, lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi đáng kể mà còn khiến mùi vị có thể bị thay đổi. Ngoài ra, ngâm rau sống quá lâu cũng có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng.
Không nên mua rau có màu sắc quá xanh, quá non, mỡ màng vì có thể được sử dụng nhiều phân, đạm. Không chọn mua rau đã úa vàng hay bị nhũn vì chúng đã bắt đầu có dấu hiệu phân hủy. Củ, quả nên chọn loại còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát.
Sau khi mua rau, cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy. Có thể ngâm rau với giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, phá vỡ phấn, lông bên ngoài rau rồi rửa lại bằng nước sạch một lần nữa.
Nếu là cọng rau lá to thì bẻ ra từng nhánh, từng lá, lật qua hai bề mặt để rửa, sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước. Khi rửa sạch cần để ráo nước, hạn chế vẩy qua rồi ăn ngay dễ gây đau bụng. Lưu ý, không dự trữ rau quá lâu trong tủ lạnh.
Trước khi nấu, bạn nên rửa rau trước khi cắt, thái để đảm bảo giữ được lượng vitamin trong rau, nhất là các vitamin tan trong nước như C và nhóm B có thể mất hơn 50% khi rửa quá kỹ hoặc luộc quá chín. Nên làm sạch bề mặt bếp, thớt, dao trước khi đã gọt vỏ và cắt thái rau củ quả bằng nước ấm và xà phòng.
Đối với món ăn nấu, bạn không nên nấu quá chín hoặc quá nhừ. Khi nấu, bạn cần phải căn chuẩn thời gian, mở vung để không làm mất màu rau tự nhiên. Một số loại củ như cà rốt và khoai tây mất thời gian nấu hơn đậu hoặc rau xanh. Nếu bạn nấu một hỗn hợp các loại rau, hãy bắt đầu bằng những rau lâu chín nhất, sau cùng mới đến rau nhanh chín hoặc nấu rau với thực phẩm khác thì nên để rau vào sau cùng.
Hạn chế cho quá nhiều rau vào chảo để luộc hay xào khiến nhiệt độ trong chảo giảm, phân bố không đều, rau bị om lâu có thể khiến các chất dinh dưỡng trong rau giảm, rau không giữ được màu xanh vốn có.
Ngoài ra, hấp là cách tốt nhất để giữ lại nước trong rau. Xào rau nhanh cũng giữ lại được một số chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể sử dụng lò vi sóng để chế biến rau.
Đặc biệt, người bị rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, suy thận nên cân nhắc ăn rau sống. Phụ nữ mang thai nên nấu chín để hạn chế vi khuẩn, có thể gây nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay ngon miệng. Dưới đây là cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon mà bạn nên tham khảo!