Mẹo ăn cà chua đúng cách để không gặp phải tình trạng ngộ độc
Nội dung bài viết:
- Giá trị dinh dưỡng của cà chua?
- Ăn cà chua sống hay chín tốt hơn?
- Ăn cà chua xanh có tốt không?
- Có nên ăn hạt cà chua không?
- Ăn bao nhiêu cà chua 1 ngày là đủ?
- Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn đến sỏi thận
- Ăn cà chua vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Không ăn cà chua khi đói
- Không nên ăn cà chua và dưa leo cùng lúc
Giá trị dinh dưỡng của cà chua?
Các nghiên cứu cho thấy cà chua chứa rất nhiều chất bổ dưỡng như đạm, đường, béo, vitamin và chất khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, photpho… Trong 100g cà chua chín ẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, 33 – 50% nhu cầu vitamin C cho cơ thể, bên cạnh đó còn vitamin B1 (0.06mg), B2 (0.04mg), PP (0.5mg).
Cà chua còn chứa chất lycopene - chất cơ thể không tự tạo ra - có tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lão hóa, làm đẹp da, chống lại ung thư và một số loại bệnh khác.
Bên cạnh đó, cà chua còn được biết đến giúp ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn gan, phòng tránh bệnh xơ gan. Thành phần hóa học có trong nước ép cà chua là liều thuốc tự nhiên giúp hòa tan sỏi mật.
Với những tác dụng tuyệt vời trên, cà chua trở thành một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thực phẩm này đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ lại là điều không phải ai cũng biết.
Ăn cà chua sống hay chín tốt hơn?
Ăn chua ăn sống hay nấu chín tốt hơn? Khi ăn cà chua nấu chín sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe hơn là ăn sống thông thường. Khác với những loại rau, củ, quả tươi ngon khác, cà chua khi nấu ở nhiệt độ cao không hề làm mất đi những giá trị dinh dưỡng của nó.
Khi nấu cà chua, lượng Lycopene và các chất oxy hóa có trong chúng sẽ tăng cao hơn, vì sao bạn nên nấu chín cà chua để ăn mỗi ngày. Khi nấu cà chua nên thêm vào một chút dầu oliu nguyên chất, giúp tăng giải phóng chất lycopene, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng này dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà không ăn cà chua sống. Bạn có thể ăn chúng như một loại trái cây bình thường, thậm chí ăn cà chua sống giảm cân, giảm cân mỡ bụng cấp tốc mà còn đẹp da và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài vì cà chua đã bị nấu chín kỹ để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Ăn cà chua tươi tốt hơn cà chua đóng hộp
Nên ăn cà chua tươi thay vì các sản phẩm cà chua đóng hộp. Cà chua tươi giúp bạn hấp thụ được lycopene rất tốt cho sức khỏe. Nên sử dụng cà chua được gieo trồng theo các bước trồng cà chua sạch, an toàn để chế biến món ăn thay vì các loại nước sốt hay tương cà làm sẵn.
Ăn cà chua xanh có tốt không?
Cà chua chưa chín có chứa một lượng lớn các chất "alkaloid". Nếu tiêu thụ các chất này sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi... thậm chí có trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Còn khi cà chua chín, các chất độc hại sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong những quả cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh tuyệt đối không nên thưởng thức.
Có nên ăn hạt cà chua không?
Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng, hạt cà chua gây cản trở hệ tiêu hóa, chúng thậm chí không hề phân hủy trong dạ dày. Vì vậy, nếu ăn luôn cả hạt cà chua vào cơ thể sẽ làm chậm đi quá trình chuyển hóa các chất, từ đó khiến các chức năng của dạ dày và đường ruột bị hạn chế một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột đều không thể tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa gây viêm ruột thừa.
Không nên cho trẻ em ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, nếu trẻ nhiễm giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khỏe.
Ăn bao nhiêu cà chua 1 ngày là đủ?
Một ngày nên ăn mấy quả cà chua? Theo NHS (Sở Y Hoa Kỳ), mỗi ngày bạn nên ăn 1 quả cà chua có kích thước vừa hoặc 7 quả cà chua bi (cà chua anh đào). Với khẩu phần cà chua này, bạn đã thêm vào cơ thể ít calo nhưng lại bổ sung một lượng dinh dưỡng khá khá và không ảnh hưởng đến cân nặng.
Việc tiêu thụ quá nhiều lycopene cũng có thể làm cho da bạn xấu đi bởi cà chua có chứa lycopene dermia - một chất tạo nên màu sắc, nếu vào cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến thay đổi màu của da.
Lycopene là một chất chống oxy hóa rất tốt, nhưng quy luật chung là không nên tiêu thụ quá mức. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên tiêu thụ 22mg/ngày và 2 muỗng canh cà chua nghiền đã có tới 27 mg lycopene. Có thể thấy, việc chúng ta ăn bao nhiêu cà chua mỗi ngày cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy việc học cách ăn cà chua đúng cách là việc vô cùng cần thiết.
Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn đến sỏi thận
Ăn cà chua quá nhiều có thể gây sỏi thận bởi vì đây là loại rau ăn quả giàu oxalat và canxi. Ăn quá nhiều cà chua có thể khiến cơ thể mình khó loại bỏ các hợp chất này, các phần dư thừa lắng đọng lâu trong cơ thể khiến sỏi thận có điều kiện hình thành và phát triển.
Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều cà chua vì ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng không dung nạp loại thực phẩm này. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.
Ăn cà chua vào thời điểm nào là tốt nhất?
Nếu sử dụng cà chua để giảm cân, bạn nên ăn cà chua vào bữa tối hoặc đêm để đạt hiệu quả tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi giảm cân, bạn cũng nên dùng tiếp tục cà chua để tránh việc tăng cân trở lại.
Ngoài ra, việc bạn duy trì ăn cà chua vào buổi tối cũng sẽ giúp bỏ được các thói quen ăn uống không lành mạnh sau 7 giờ tối. Luôn sẵn sàng vài quả cà chua trong bếp để có thể chế biến thành nhiều món salad, giúp giảm cân, đẹp da, tốt cho sức khỏe. Uống nước ép cà chua trước khi đi ngủ thì chắc chắn sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ có thể có được một sức khỏe tốt, thân hình hoàn hảo và làn da như ý.
Không ăn cà chua khi đói
Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi ăn cà chua lúc bụng đói, những chất này có thể phản ứng với axit, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.
Không nên ăn cà chua và dưa leo cùng lúc
Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa rất giàu vitamin C. Nếu bạn ăn 2 loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.
Có thể thấy, cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng đối với sức khỏe khi chúng ta biết ăn cà chua đúng cách. Ngoài ra, đối với những người bị bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính… thì không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh nặng thêm do tăng lượng axit.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...