Bà bầu có nên ăn yến sào không?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Yến sào là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.

Trong yến sào có chứa tới 18 loại axit amin và 30 vi chất cần thiết cho cơ thể như: Sắt, kẽm, magie, canxi... Đặc biệt là sắt và canxi, giúp hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành khung xương và tạo máu của bé từ trong bụng mẹ.

Yến giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu nên ăn yến sào vì yến sào là nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời. Không những thế, yến sào còn giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, tránh mắc các bệnh thời tiết như cảm, cúm... ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hai mẹ con.

Cả Đông y và Tây y đều công nhận những tác dụng tuyệt vời của yến đối với sức khỏe bà bầu, đây chính là thực phẩm có tác dụng bồi bổ, các mẹ bầu nên ăn hoặc uống nước yến sào để để nhận được các lợi ích tuyệt vời từ thực phẩm này.

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy?

Bà bầu mấy tháng thì ăn được yến hoặc mang thai tháng cuối có nên ăn yến sào không là những thắc mắc mà hầu hết chỉ em đều băn khoăn khi có ý định thêm loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng thai nghén của mình.

Trên thực tế, mặc dù không có thí nghiệm nào chứng minh và cũng không thể thí nghiệm trên cơ thể của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đông y, bà bầu nên cẩn trọng là tốt nhất. Vì vậy, mẹ không nên sử dụng yến sào trong 3 tháng đầu tiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ không nên sử dụng yến sào trong 3 tháng đầu tiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai được biết đến là đối tượng vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Theo Đông y, yến sào có tính hàn, vị ngọt vì vậy từ tháng thứ tư bà bầu mới nên ăn yến sào. Bởi lẽ, lúc này thai nhi đã vào tổ, bé nằm chắc chắn trong bụng mẹ nên tính hàn của tổ yến không thể ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.

Bà bầu nên bắt đầu ăn thử với 1g – 2g rồi tăng dần lên 3g mỗi ngày. Duy trì liều lượng này mỗi ngày hoặc cách ngày, kể cả những tháng cuối thai kỳ cho đến ngày sinh.

Công dụng của tổ yến đối với bà bầu

Yến giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất: Theo các nhà khoa học, yến có chứa đến 50% thành phần là protein, giàu năng lượng, dinh dưỡng nhưng hoàn toàn không có chất béo. Yến chứa tới 18 loại axit amin trong đó có nhiều loại mà cơ thể người không tổng hợp được nhưng lại vô cùng quan trọng với cơ thể.

Yến sào có rất nhiều công dụng đối với mẹ bầu

Yến sào giúp tăng sức đề kháng: Nhờ hoạt chất Aspartic acid giúp sản sinh ra các globulin kháng thể và miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra yến còn giúp tăng cường dinh dưỡng giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.

Củng cố hệ miễn dịch: Theo các chuyên gia, yến có khả năng kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các tế bào đặc hiệu là lympho B và T, giúp số lượng bạch cầu tăng mạnh tới 130%, giúp thai nhi khỏe mạnh, chống lại các bệnh hay gặp tuổi trẻ, các biến chứng về hô hấp, phát triển tốt về cân nặng và trí tuệ.

Mẹ ăn yến giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện - Ảnh minh họa: Internet

Giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện: Từ trong bụng mẹ, thai nhi đã cần 2 chất vallin và glycine. Đây là 2 chất vô cùng quan trọng trong phát triển não bộ thai nhi, các chất giúp dẫn truyền thần kinh, tốt cho hệ thần kinh của trẻ.

Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng: Nhiều bà bầu dù đã chú ý đến chế độ ăn nhưng vẫn không cải thiện cân nặng của thai nhi. Lý do chính là do khả năng hấp thụ dưỡng chất của mẹ kém, dẫn đến thai nhi phát yếu và nhẹ cân. Trong yến sào có threonine - chất giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Chống rạn, thâm nám da: Đây là vấn đề mà nhiều bà bầu gặp phải là: Rạn da, nứt da mông, đùi, bụng... khiến nhiều chị em mất tự tin. Yến sào giúp giảm các triệu chứng này vì trong yến có collagen, rất tốt cho da, giúp da hồng hào, sáng, căng mịn, chống lão hóa da cực hiệu quả.

Thanh nhiệt, kháng viêm: Do phải bổ sung sắt và canxi nên bà bầu thường gặp các tác dụng phụ như nhiệt, nóng, táo bón... ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt. Bên cạnh bổ sung nước và rau quả, các chị em nên bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng thanh nhiệt, giải độc, mát gan như yến sẽ rất tốt.

Giảm triệu chứng đau nhức lưng, tay, chân: Khi thai nhi phát triển chèn ép các dây thần kinh, gây đau nhức lưng, tay, chân. Lựa chọn yến trong chế độ dinh dưỡng giúp giảm bớt các triệu chứng này.

Yến có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Giảm stress: Mệt mỏi, stress, hoa mắt, chóng mặt là tình trạng chung của các mẹ bầu. Chất glutamic trong yến là chất dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa các bệnh như mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, suy nhược... giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn.

Nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh: Với thành phần hoàn toàn không chứa chất béo, không tạo ra mỡ thừa mà vẫn đủ dinh dưỡng và khoáng chất nuôi con. Mẹ bầu dùng yến sẽ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh vì không bị tăng cân quá nhiều.

Liều lượng ăn yến cho bà bầu

Từ tháng 3 - 7

Mỗi ngày dùng khoảng 7gr yến sào trong chế độ ăn yến cho bà bầu. Mỗi tháng phụ nữ mang thai nên dùng khoảng 100gr. Nên dùng cách ngày đều đặn, dùng trước khi ăn sáng hoặc trước khi ngủ để bụng đói.

Ngâm yến trong nước sạch khoảng 3 giờ để có thể lấy ra được lông và các tạp chất - Ảnh minh họa: Internet

Giai đoạn này thai nhi có hệ thống tiêu hóa ổn định, thính giác phát triển và có thể nghe được âm thanh xung quanh, hệ thống miễn dịch thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, xương bắt đầu hình thành và thai nhi có thể chuyển động nên việc bổ sung dinh dưỡng là điều rất cần thiết

Tháng 8 - 9

Nên giảm liều lượng tổ yến bổ sung vào cơ thể, mỗi ngày dùng khoảng 4gr yến sào, trung bình khoảng 60g/tháng

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng mẹ không nên ăn yến sào quá nhiều. Vì điều này cũng không hề tốt cho mẹ và thai nhi.

Cách chưng yến cho bà bầu

Yến có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau làm phong phú thêm chế độ ăn yến cho bà bầu, song cách đơn giản và hiệu quả nhất là chưng cách thủy với đường phèn.

Yến rất tốt cho bà bầu, giúp bồi bổ sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Ngâm yến trong nước sạch khoảng 3 giờ để có thể lấy ra được lông và các tạp chất. Sau khi ngâm, kích thước yến sẽ lớn hơn rất nhiều so với trước khi ngâm. Sơ chế làm sạch lông yến sau khi đã ngâm nở.

Vớt yến đã làm sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo, sau đó chưng cách thủy trong khoảng 10 - 15 phút với lửa nhỏ. Thêm đường phèn trộn đều chưng thêm 5 phút là có thể sử dụng. Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi tối để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

Với thành phần nhiều axit amin, protein và khoáng chất, yến rất tốt cho bà bầu. Chế độ ăn yến cho bà bầu giúp mẹ bầu bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sau thời gian nghén ngẩm, mệt mỏi, không thể ăn uống đầy đủ. Ngoài tăng cường sức khỏe cho mẹ, yến còn giúp bảo vệ thai kỳ an toàn và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.