Mẹ hay lo lắng khi mang thai khiến con dễ bị tăng động
Đây là kết quả của một nghiên cứu lớn, được thực hiện trong một thời gian dài vừa được công bố lần đầu tiên tại Đại hội ECNP ở Copenhagen (Đan Mạch).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thành niên (độ tuổi 16) có nguy cơ mắc các triệu chứng tăng động cao hơn khi người mẹ thường xuyên lo lắng trong quá trình mang thai và trong những năm tháng phát triển đầu đời của trẻ.
Các nhà khoa học cho rằng tình trạng thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trong giai đoạn lớn lên sau này của trẻ.
Gần đây, một nghiên cứu dài hạn áp dụng trên hơn 3.000 trẻ em trong Nghiên cứu dài hạn về cha mẹ và trẻ em Avon (Avon Longitudinal Study of Parents and Children - ALSPAC) đã chỉ ra rằng sự lo lắng của người mẹ có liên quan đến chứng hiếu động thái quá ở trẻ.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra ít có sự liên quan giữa tình trạng lo lắng này với các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác như mất tập trung, thiếu chú ý.
ALSPAC là một dự án dài hạn được thực hiện tại Bristol (Vương Quốc Anh), cho phép các nhà khoa học theo dõi sự thay đổi sức khỏe của trẻ em theo thời gian.
Nghiên cứu đã ghi nhận mức độ của một số triệu chứng thực thể của chứng lo âu như đổ mồ hôi, run rẩy, hoa mắt chóng mặt và mất ngủ ở 8.727 bà mẹ trong giai đoạn từ thai kỳ sớm đến khi những đứa trẻ được 5 tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã có thể phân loại mức độ lo lắng của các bà mẹ, tùy thuộc vào tần suất các bà mẹ báo cáo các dấu hiệu lo lắng. Theo đó, về tổng quan, họ phân ra mức độ lo lắng của phụ nữ ở mức thấp, trung bình và cao.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cách trẻ em thực hiện các bài kiểm tra chú ý (khi chúng lên 8 tuổi rưỡi) và nhận thấy rằng không có sự khác biệt giữa trẻ em trong khả năng chú ý, bất kể các bà mẹ có lo lắng như thế nào.
Tuy nhiên, thử nghiệm một nhóm lớn hơn với 3.199 trẻ em ở độ tuổi 16 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về các triệu chứng tăng động, tùy thuộc vào mức độ lo lắng của người mẹ.
Theo đó, tính trung bình, một đứa trẻ sinh ra từ một bà mẹ có biểu hiện lo lắng cao hoặc có mức độ vừa phải có khả năng có triệu chứng tăng động nhiều gấp đôi so với những đứa trẻ được sinh ra từ một bà mẹ có lo lắng thấp.
Những điều chỉnh đưa trên các yếu tố xã hội và nhân khẩu học cũng cho thấy mối tương quan tương tự.
Điều này có nghĩa là 11% những đứa trẻ có các bà mẹ "lo lắng cao độ" và 11% những đứa trẻ có các bà mẹ "lo lắng vừa phải" có các triệu chứng tăng động.
Chỉ 5% trẻ em từ các bà mẹ "lo lắng thấp" cho thấy các triệu chứng hiếu động thái quá.
Tiến sĩ Blanca Bolea là người chịu trách nhiệm dẫn dắt nghiên cứu này khi bà đang làm việc tại Đại học Bristol. Hiện bà đang là Giáo sư tại Đại học Toronto (Canada).
Tiến sĩ Blanca Bolea cho biết: "Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu chỉ ra rằng sự lo lắng có liên quan đến sự hiếu động của trẻ trong cuộc sống sau này tuy nhiên không có sự liên quan đến sự mất chú ý ở trẻ.
Một cách giải thích được đưa ra là một số triệu chứng của ADHD có liên quan đến sự lo lắng của người mẹ nhưng không phải tất cả các triệu chứng.
Nhìn rộng hơn, nó cho thấy những căng thẳng mà người phụ nữ trải qua có thể xuất hiện ở đứa con của cô ấy, một thế hệ cận kề, điều đáng chú ý là tất cả các bà mẹ đều thông báo về sự gia tăng lo lắng khi mang thai.
Khoảng 28% phụ nữ thực hiện thử nghiệm của chúng tôi đều cho thấy mức độ lo lắng cao hoặc trung bình.
Chúng tôi quan sát chứng tăng động ở 3199 trẻ em và nhận thấy có 224 trẻ có dấu hiệu tăng động, với tỷ lệ tăng động tăng hơn gấp đôi nếu người mẹ bị chứng lo âu trung bình hoặc cao".
Nghiên cứu này không thể kết luận chính xác 100% rằng các triệu chứng lo âu trong thai kỳ và đầu đời gây ra chứng tăng động sau này, các tác động di truyền, sinh học hoặc các yếu tố môi trường khác có thể đóng vai trò tác động.
Tuy nhiên, ý tưởng này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trên động vật.
"Chúng tôi không chắc tại sao điều này có thể xảy ra. Nó có thể là do một đứa trẻ đang phản ứng với sự lo lắng nhận thấy ở người mẹ, hoặc có thể có một số tác động sinh học gây ra điều này, ví dụ như hormone căng thẳng trong nhau thai có ảnh hưởng đến não bộ đang phát triển.
ADHD là một căn bệnh gây tranh cãi và dường như không có bất kỳ nguyên nhân nào, mặc dù chúng tôi biết rằng nó có thể là do di truyền.
Công trình này cho thấy sự lo lắng của người mẹ là một yếu tố có liên quan đến ADHD, nhưng chúng ta cần thêm một số nghiên cứu để xác nhận điều này và các nguyên nhân khác", Tiến sĩ Blanca Bolea chia sẻ.
Đưa ra ý kiến về nghiên cứu này, Giáo sư Andreas Reif (Bệnh viện Đại học, Frankfurt, Đức) cho rằng đây là một nghiên cứu rất thú vị với lượng mẫu phân tích lớn.
Tuy nhiên, Giáo sư Andreas Reif cũng lưu ý các nhà khoa học phải thận trọng tránh nhầm lẫn giữa sự liên quan của hai hiện tượng với nguyên nhân thực sự.
ADHD và các đặc điểm lo lắng là tương quan về mức độ di truyền, phát hiện này có thể phản ánh đúng các ảnh hưởng di truyền được chia sẻ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là nhấn mạnh rằng nghiên cứu này không phải là về rối loạn lo âu hoặc ADHD, mà là các đặc điểm liên quan.
Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn những dữ liệu này thêm vào hình ảnh thể hiện rõ ADHD / tăng động, lo lắng và rối loạn lưỡng cực có mối liên quan với nhau.
9 nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giảm dùng...
Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ
Trên mạng có thông tin ăn hành tây nướng thường xuyên sẽ phòng ngừa được bệnh đột quỵ, thực hư...
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...