Mẹ có biết: Trẻ bị táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi?
Trẻ bị táo bón có số lần đi cầu ít hơn bình thường, đi cầu khó khăn (phân cứng hay phân to, đau, đôi khi có máu). Nếu tình trạng này kéo dài hơn hai tuần được gọi là táo bón mạn tính, trước thời gian này gọi là táo bón cấp tính.
Vì sao trẻ bị táo bón
Mẹ có thể xác định trẻ có bị táo bón hay không dựa theo số lần đi đại tiện của trẻ trong ngày.
Tần suất đi ngoài trong ngày của trẻ khác nhau ở mỗi lứa tuổi: trẻ sơ sinh dưới 2 lần đại tiện/ngày, trẻ bú mẹ dưới 3 lần đại tiện/ngày, trẻ lớn dưới 2 lần đại tiện/ tuần.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón có thể bắt nguồn từ nhiều lý do:
- Nhịn đi vệ sinh là nguyên nhân thường thấy ở trẻ nhỏ. Việc nhịn đi cầu quá lâu làm cho phân trở nên khô và cứng khiến cho trẻ có cảm giác đau và rát mỗi lần đi vệ sinh.
- Khi chuyển từ sữa mẹ sang những thức ăn đặc một cách đột ngột cũng gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.
- Trẻ ăn dặm bị táo bón do không được cung cấp đầy đủ chất xơ.
- Trẻ sơ sinh ít bị táo bón do thức ăn chính chủ yếu là sữa mẹ dễ tiêu hoá. Nếu trong thời gian cho con bú mẹ vẫn giữ thói quen ăn đồ ăn cay nóng như gừng, tiêu, ớt… hoặc uống quá ít nước thì có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh.
- Việc sử dụng một số loại thuốc tiêu chảy, thuốc ho có chứa thành phần là codein, thuốc chống động kinh có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.
- Một số bệnh lý như nhược giáp, Hirschsprung, Down, tiểu đường, rối loạn điện giải trong máu, ngộ độc chì mạn tính, chậm phát triển, bại liệt, bệnh lý cột sống cũng sẽ làm gì tăng tình trạng táo bón ở trẻ.
Khi phát hiện trẻ bị táo bón, mẹ đừng nên quá lo lắng vội mà hãy tìm cách giải quyết vấn đề này cho trẻ.
Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hằng ngày vào một giờ cố định trong ngày.
Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị táo bón ở trẻ. Trẻ bị táo bón nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa.
Cùng điểm danh các loại thực phẩm "vàng" mà trẻ bị táo bón nên ăn để nhanh cải thiện tình hình khó đi tiêu, giúp hệ tiêu hoá của bé hoạt động tích cực hơn:
Rau mồng tơi: Mồng tơi là loại rau có tính hàn (tính mát), vừa có công dụng nhuận tràng, vừa thanh nhiệt, giải độc. Mồng tơi rất dễ tìm, luôn có sẵn nên muốn thêm mồng tơi cho thực đơn không hề khó.
Củ khoai lang: Khoai lang là loại củ nhuận tràng hàng đầu hay được sử dụng, loại củ này vừa rẻ lại có sẵn, ăn khoai lang luộc sẽ cho hiệu quả tối đa.
Rau má: Rau má ta (loại rau má giống thuần) có tính hàn, vị đắng có thể ăn sống, xào, luộc, muối ăn sẽ rất mát nhưng nếu bị táo bón thì sử dụng nước rau má giã sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Súp lơ: Chất xơ cùng hàm lượng vitamin C, súp lơ là thực phẩm không thể thiếu trong danh sách các loại thực phẩm hỗ trợ và điều trị táo bón. Mẹ có thể chế biến súp lơ thành nhiều món ăn ngon để trẻ thưởng thức.
Bí đỏ: Cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao điều trị táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin và khoáng chất cao là lý do bí đỏ được nhiều mẹ lựa chọn làm thực phẩm ăn dặm cho bé.
Chuối: Ăn chuối giúp tăng cường hệ tiêu hóa, hỗ trợ phòng ngừa táo bón. Nếu mẹ đang suy nghĩ trẻ bị táo bón nên ăn gì thì chuối là lựa chọn tốt nhất.
Bơ: Là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, điều trị và phòng ngừa táo bón hiệu quả. Chính vì vậy, bơ được nhiều mẹ lựa chọn làm thực phẩm ăn dặm lý tưởng cho trẻ.
Thanh long: Thanh long là thực phẩm giúp thanh nhiệt cơ thể vì vậy mang lại hiệu quả điều trị và phòng ngừa táo bón rất tốt. Vì vậy, nếu trẻ bị táo bón, mẹ có thể cho con ăn mỗi ngày để chữa bệnh tốt hơn.
Đu đủ: Hàm lượng chất xơ dồi dào nên đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu bé bị táo bón mẹ đừng quên bổ sung đu đủ trong thực đơn hằng ngày của con.
Sữa chua: Sữa chua luôn là thực phẩm đi đầu trong phòng ngừa chứng táo bón lâu của trẻ. Trong sữa chua có chứa probiotic, lactobacillus GG giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhờ vậy, làm giảm các rối loạn tiêu hóa, giúp hệ đường ruột của trẻ tốt và ổn định hơn.
Với trẻ 1 – 2 tuổi, nên cho con ăn 80g sữa chua/ngày, sau bữa chính khoảng 1 tiếng vì đây là lúc các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên cũng lưu ý không cho trẻ ăn sữa chua quá nhiều có thể dẫn tới bị tiêu chảy.
Uống đủ nước trong ngày: Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn bú mẹ không cần phải uống nước. Trẻ trên 6 tháng và bắt đầu ăn dặm cần được bổ sung thêm nước hằng ngày.
Mẹ có thể căn cứ vào màu nước tiểu của con để kiểm tra xem con có bị thiếu nước hay không: nước tiểu trắng đến vàng nhạt là tốt, nước tiểu vàng cam sậm là thiếu nước.
Nếu trẻ không chịu ăn trái cây thì mẹ có thể xay làm nước ép hoặc sinh tố, vừa là cách bổ sung chất xơ, vừa là cách bổ sung nước cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
Mặc dù trẻ sơ sinh ít có khả năng bị táo bón, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp xảy ra. Lúc này, mẹ hãy điều chỉnh lại thực đơn của mình để cải thiện tình trạng táo bón của con.
Trẻ bị táo bón mẹ nên ăn gì? Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý của mẹ sẽ hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Mẹ cũng cần đa dạng thực đơn với các loại rau, trái cây để cung cấp chất xơ và vitamin.
Trong quá trình cho con bú, mẹ hạn chế ăn đồ cay nóng và các loại đồ uống có chứa caffeine. Khi bé bú mẹ, các chất này sẽ chuyển hoá vào cơ thể, do hệ tiêu hoá của bé còn non yếu không chuyển hoá được gây tình trạng táo bón.
Để chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng massage vùng bụng cho bé để kích thích bé đi vệ sinh.
Mẹ phải đợi tối thiểu là một giờ sau khi trẻ ăn mới massage cho bé nhé. Khi thực hiện, đặt bé nằm ngửa với bàn chân hướng sát về phía mẹ. Mẹ dùng phần cổ tay bên phải áp sát vào phần cơ bụng của trẻ.
Sau đó, xoa từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.
Táo bón làm cho bé yêu cảm thấy khó chịu, đau rát mỗi khi đi đại tiện. Vì vậy, mẹ cần nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ bằng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Mong rằng bài viết đã giải đáp thắc mắc cho các mẹ về trẻ táo bón nên ăn gì.
Nếu tình trạng này kéo dài kèm các dấu hiệu bất thường như đau hậu môn, chán ăn, sốt, tiêu ra máu…thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...