Mẹ bầu bị viêm gan B có nên chọc ối?
Chọc ối là một trong số thủ thuật sàng lọc trước sinh đòi hỏi phải xâm nhập sâu vào bên trong tử cung để lấy mẫu mô, mẫu dịch ối xét nghiệm (chọc ối, sinh thiết gai rau). Chọc ối được thực hiện khi thai trên 16 tuần tuổi. Dưới hướng dẫn của siêu âm, nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ.
Kết quả chẩn đoán sẽ cho biết các vấn đề di truyền trước sinh, từ đó cha mẹ có kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp sau khi bé ra đời hoặc với một số bệnh có thể điều trị cho bé trước khi sinh.
Bạn lo lắng chọc ối có thể làm lây nhiễm viêm gan b cho thai nhi?
Trên thực tế, nguy cơ lây truyền virut từ mẹ sang con trên thai phụ mắc viêm gan B sau chọc ối khá thấp.
Tuy nhiên nếu tải lượng virut HBV DNA > 7log10 copies/ml có thể làm tăng nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Vì thế, điều quan trọng là thai phụ và người nhà cần bàn bạc, tham vấn kỹ với bác sĩ để quyết định làm thủ thuật chọc ối hay không.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.